Tri thức Ngữ văn bài 9 (Ngữ văn 11, Chân trời sáng tạo)
1. Truyện kí.
– Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kì yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.
– Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội… của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm…. thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc…
– Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ…. (gọi chung là “thành phần không xác định”)
– Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ…
Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa:
* Thiếu thành phần câu:
+ Thiếu thành phần chủ ngữ:
Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.
Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ.
+ Thiếu thành phần vị ngữ:
Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.
Cách sửa: thêm thành phần vị ngữ cho câu. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích mạnh mẽ sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
+ Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ:
Ví dụ: Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân.
Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa ở nơi này.
* Không phân định rõ các thành phần câu:
Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hoá của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […].
Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hoá, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trưng kiến nghị: […].
* Sắp xếp sai trật tự thành phần câu:
Ví dụ: Vào ba giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay.
Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bầy giờ sáng ngày mai.