trinh-bay-nhung-giai-phap-de-khac-phuc-su-luoi-bieng-cua-hoc-sinh-ngay-nay

Trình bày những giải pháp để khắc phục sự lười biếng của học sinh ngày nay

Những giải pháp để khắc phục sự lười biếng của học sinh ngày nay

  • Mở bài:

Không có thành quả nào được tạo nên bởi những người lười biếng. Cũng không có lòng yêu thương và sự kính trọng nào dẫm cho những kẻ không chịu làm gì, chỉ biết sống dựa dẫm vào người khác. Lười biếng là tự đánh mất có hội để thành công trong cuộc sống này.

  • Thân bài:

Lười biếng là gì?

Lười biếng được hiểu là một trạng thái ngại vận động, không thích, hời hợt và không chịu cố gắng, sống ỷ lại người khác. Từ Lười thường đi kèm với các từ khác như : Lười học, lười suy nghĩ, lười vận động. Nghĩa của từ này được lấy nguyên mẫu từ biểu tượng con lười trong tự nhiên.

Lười biếng là một trạng thái xấu của con người. Được bộc lộ một cách rõ nét thông qua hành vi trốn tránh, không muốn nỗ lực, cố gắng, ngại hy sinh trước khó khăn thử thách. Lười biếng là khi bạn nhanh chóng chấp nhận kết quả mà không nỗ nực. Không giám đối mặt, đùn đẩy trách nhiệm, sợ nhận phần khó khăn về mình. Những kẻ than thân trách phận cũng là biểu hiện rõ nét của người lười biếng.

Tác hại của thói lười biếng của học sinh:

Thói lười biếng sẽ khiến các bạn học sinh vừa là nạn nhân cũng vừa là thủ phạm của sự trì trệ công việc và học tập vì lười biếng dẫn đến ta không hoàn thành công việc học tập, gây nên sự trì trệ và ách tắc công việc. Do đó ta là thủ phạm, là người trực tiếp gây ra sự lười biếng của bản thân và dẫn đến những thất bại. Một khi lười biếng, bản thân cũng là nạn nhân vì khi công việc bị trì trệ, ta sẽ hứng chịu những hậu quả do chính sự lười biếng của mình gây ra. Một học sinh lười biếng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc trốn tránh các nhiệm vụ trong học tập, thực hiện việc học một cách khiên cưỡng, đối phó. Từ đó làm nảy sinh tình trạng học vẹt, học tủ một cách nguy hại.

Thói lười biếng của học sinh không những khiến cho bản thân thất bại mà còn khiến xã hội chậm phát triển, thậm chí là tụt lùi. Người lười biếng tự đánh mất cơ hội thành công của mình, nhận lấy thất bại và sống một cuộc đời nhàm chán, nghèo khó và khổ đau.

Người lười biếng thường ít được bạn bè, thầy cô tin tưởng. Họ luôn bị mọi người xa lánh, khinh bỉ. Họ sống ích kỉ, hay đố kị, so đo, tính toán, trốn tránh trách nhiệm, đẩy việc khó cho người khác. Những người lười biếng thường dễ sa vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Giải pháp khắc phục thói lười biếng:

Khắc phục sự lười biếng của học sinh ngày nay là một việc làm không khó. Trước hết, hãy tìm nguyên nhân khiến bạn trở nên lười biếng. Hãy luôn tự hỏi điều gì khiến bạn nản chí và ngăn cản bạn làm việc? Bạn bị mệt mỏi, quá sức, sợ hãi, tổn thương, hay chỉ đơn giản là không có hứng và mắc kẹt không có lối thoát, hay thiếu tinh thần kỷ luật? Bạn có khát vọng gì trong công việc học tập và tương lai? Trả lời được những câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm thấy được nguyên nhân, tạo động lực giúp bạn vươn lên.

Hãy xác định rõ mục tiêu rõ ràng muốn hướng tới. Mục tiêu cần có tính khả thi, đừng quá viễn vong vạch ra những kế hoạch phi thực tế, hão huyền, không thể thực hiện được. Công việc vừa sức sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hành động.

Hãy làm từng bước nhỏ, kiên nhẫn xây dựng thói quen làm việc. Đừng quá ôm đồm công việc để rồi kiệt lực rồi thất bại gây ra tinh thần chán nản, mất hết niềm tin trong công việc. Trên lớp chăm chú lắng nghe bài giảng, về nhà chăm chỉ làm bài. Tăng cường tìm kiếm tài liệu, thảo luận với bạn bè để tạo hứng thú học tập.

Động viên tinh thần bản thân, gieo niềm tin tích cực rằng mình có thể làm. Kiểm tra và đánh giá tiến độ việc thực hiện kế hoạch học tập, mục tiêu để giám sát bản thân. Nếu kết quả chưa được như mong muốn thì phải nỗ lực thêm.

Nhờ người hỗ trợ và thúc đẩy hoặc giám sát, động viên ta học tập vì tình thương, sự ủng hộ và khích lệ của người khác sẽ làm gia tăng sức mạnh nội tâm của bạn.

Tìm người đồng hành, hợp tác, cùng tiến lên phía trước. Có bạn cùng học ta sẽ học hăng say hơn. Không nên hứa hẹn hay chần chừ trước công việc. Hay học tập hăng say, sáng tạo. Lấy hành công làm động lực để làm việc.

Phê phán: Xã hội phát triển cần có những con người năng động, sáng tạo và không ngừng làm việc. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người làm biếng, không chịu làm việc, sống dựa dẫm vào người thân và xã hội, chấp nhận một cuộc đời nhỏ bé. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học: Người lười biếng không bao giờ có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn. Siêng năng, cần cù, không che việc nhỏ, không ngại việc khó sẽ giúp bạn thành công trong cuộc sống. Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

  • Kết bài:

Lỗ Tấn từng nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lười biếng”. Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. Bởi thế, đừng lười biếng nữa. Hãy đứng đứng dạy và hành động ngay lập tức trước khi số phận giáng xuống cuộc đời bạn những hậu quả do thói lười liếng ấy gay ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang