truong-tu-vung-ngu-van-8

Soạn bài: Trường từ vựng – Ngữ văn 8

Soạn bài: Trường từ vựng

I. Thế nào là trường từ vựng?

1. Xét các ví dụ:

Đọc đoạn văn cho ở Sgk.

Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? Tại sao em biết được điều đó?

Các từ in đậm dùng để chỉ người. Vì đều nằm trong những câu văn cụ thể có ý nghĩa xác định.

Xét về nghĩa, các từ in đậm trên có gì giống nhau?

Đều dùng để chỉ bộ phận của cơ thể người.

Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em, trường từ vựng là gì?

* Ghi nhớ: Học Sgk/21.

Ghi nhớ: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, và có mối tương quan gần gũi nhau.

Ví dụ:

– Trường từ vựng “gương mặt”: đầu, tóc, mặt, mũi, tai, hàm răng, lông mày, lông mi, cằm, má,…

– Trường từ vựng “bài thơ”: thi đề (tên bài thơ), câu thơ, dòng thơ, đoạn thơ, khổ thơ, thể thơ, lời đề từ (nếu có), thời điểm sáng tác, tên tác giả, chủ đề,…

– Trường từ vựng “trường học”: giáo viên, học sinh, lớp học, sân trường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn,…

– Nhóm từ “cao, thấp, gầy, béo” thuộc trường từ vựng chỉ hình dáng của con người.

2. Lưu ý: Xem Sgk/21, 22.

– Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ, trường từ vựng “vườn hoa” có những trường nhỏ sau đây:

+ Luống hoa: huệ, lan, nhài, cúc, thược dược,…

+ Sắc hoa: trắng, vàng, đỏ, tím,…

+ Hương hoa: ngào ngạt, nồng nàn, dìu dịu, thoang thoảng,…

v.v…

– Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.

Ví dụ:

“Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen ”,

(Ca dao)

Vẻ đẹp duyên dáng tươi xinh của cô thân nữ: miệng cười, răng đen cổ xưa).

+ Gương mặt: miệng, răng (danh từ) —> cùng từ loại.

+ Duyên dáng: cười (động từ), đen (tính từ) —> khác nhau về từ loại.

– Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trưởng từ vựng khác nhau (theo văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể).

Ví dụ: Chữ “sắc ” trong các trường hợp sau:

Dao có mài mới sắc.
Mắt sắc như dao cau.
Chè nấu nhiều đường quá, ăn ngọt sắc lên.

Ví dụ:

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gù ai nhảy ổ:

“Cục … cục túc cục ta ”

Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”

(“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

– ” Nắng trưa” phải nhìn bằng mắt (thị giác); “bàn chân đỡ mỏi” là cảm giác; “tuổi thơ” là kí ức, hồi tưởng. “Nghe” là thính giác. Điệp từ “nghe” đã tạo nên sự chuyển đổi cảm giác (từ thị giác, cảm giác, hồi tưởng —» thính giác).

– Trong thơ văn cũng như trong giao tiếp, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (qua các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá…)

Ví dụ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

Nhớ khi giặc đến giặc lùng,
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày,
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

(“Việt Bắc” – Tố Hữu)

II. Luyện tập

Bài 1/23: Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ “người ruột thịt”: Tôi, thầy tôi, cô tôi, mẹ tôi, anh em tôi.

Bài 2/23: Đặt tên trường từ vựng:

1. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản

2. Dụng cụ để đựng

3. Hoạt động của chân.

Bài 3/23: Xác định tên trường từ vựng: Các từ in đậm thuộc trường từ vựng “thái độ”.

Bài 4/23: Xếp các từ vào bảng:

– Khứu giác: mũi, thính, điếc, thơm,

– Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính.

Bài 5/23: Tìm các trường từ vựng:

1. Từ “lưới”:

– Dụng cụ đánh bắt

– Đồ dùng cho chiến sĩ.

2. Từ “lạnh”:

– Trường từ vựng chỉ thời tiết: lạnh, nóng, ẩm, ướt.

– Trường từ vựng chỉ tính chất, tâm lí con người: Lạnh, nóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang