TỪ HÁN VIỆT
I. BÀI HỌC:
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
Theo dõi bảng phụ ghi các ví dụ Sgk /54,55.
Các tiếng: “Nam, quốc, sơn, hà” có nghĩa là gì?
– Nam: (phương Nam); quốc: (nước); sơn (núi); hà (sông).
Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?
– Tiếng “Nam” có thể dùng độc lập (hướng Nam, miền Nam)
– Tiếng “quốc, sơn, hà” không thể dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép (quốc gia, sơn hà, giang sơn).
* Ví dụ: Có thể nói: Cụ là nhà thơ yêu nước.
Không thể nói: Cụ là nhà thơ yêu quốc.
Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là gì?
– Yếu tố Hán Việt
Yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào?
– Dùng để tạo từ ghép, cũng có lúc nó được dùng độc lập như một từ (Từ đơn).
Tiếng “thiên” trong từ “thiên thư” có nghĩa là trời .Tiếng “thiên” trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì?
– Thiên niên kỉ; thiên lí mã – (thiên: nghìn).
* Ví dụ: Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long (thiên: dời).
Em có nhận xét gì về yếu tố “thiên” trong các ví dụ trên?
– Đây là yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa.
*Ghi nhớ (1) Sgk/69.
2. Từ ghép Hán Việt:
Các từ: “Sơn hà, xâm phạm” (Trong bài Nam quốc sơn hà) “giang sơn”” (Trong bài Tụng giá … sư ) thuộc loại từ ghép gì?
– Từ ghép đẳng lập.
Các từ: “Ái quốc, thủ môn, chiến thắng” thuộc oại từ ghép gì?
– Từ ghép chính phụ.
Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
– Giống yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
Các từ “Thiên thư, thạch mã, tái phạm” thuộc loại từ ghép gì? Nghĩa của các từ ghép đó?
– Các từ trên thuộc từ ghép chính phụ.
– Nghĩa các từ trên: Sách trời, ngựa đá, lặp lại lỗi.
Tìm các yếu tố chính phụ trong các từ trên?
– Yếu tố chính: thư, mã, phạm – Yếu tố phụ: thiên, thạch, tái.
Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố Hán Việt các từ trên?
– Tiếng chính đứng sau tiếng phụ đứng trước.
(Cũng có khi tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau như từ ghép thuần việt).
Có mấy loại từ ghép Hán Việt? (Có 2 loại).
* Ghi nhớ (2) Sgk/70.
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 1/70: Phân biệt các yếu tố Hán Việt đồng âm.
– Hoa (hoa quả): bông
– Hoa (hoa mĩ): đẹp
– Phi (phi công): bay
– Phi (phi pháp): trái, khg phải
– Phi (cung phi): vợ lẽ của vua hay vợ của thái tử, vương hầu.
– Tham (tham vọng): mong cầu không biết chán.
– Tham (tham gia, tham chiến) xen vào, can dự vào.
* Bài tập 2/71: Tìm từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc sơn, cư, bại?
– Quốc hiệu, quốc học, quốc tế, quốc dân.
– Sơn lâm, sơn thuỷ, sơn băng.
– Cư dân, cư ngụ, cư trú, cư xá.
– Đại bại, bại tướng, bại binh.
* Bài tập 3/71: Xếp các từ ghép vào nhóm thích hợp?
– Yếu tố chính trước phụ sau: Phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
– Yếu tố phụ trước chính sau: Hữu ích, thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
* Bài tập 4/71: Tìm từ ghép Hán Việt:
Phụ trước, chính sau: Bạch mã, phù vân, thiêu nữ, đại nhân, hải đăng, hải cẩu, ….
Chính trước, phụ sau: Giáo trình, cứu quốc, thủ quỹ, hiếu học, …
TỪ HÁN VIỆT (TT)
I. BÀI HỌC:
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
Xem ví dụ sgk
So sánh sắc thái các trường hợp trên?
– Các từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.
Tại sao ta không dùng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?
– Vì sắc thái ý nghĩa khác biệt. Chúng không thể thay thế nhau.
Đọc đoạn trích phần (b) Sgk/82.
Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn?
– Kinh đô: đô thành to lớn trong nước.
– Yết kiến: đến thăm người bậc trên.
– Trẫm: vua; bệ hạ, ta: vua.
– Thần: bề tôi xưng với vua.
Các từ Hán Việt (in đậm) trên tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa (thời phong kiến).
Sử dụng từ Hán Việt trong câu có tác dụng gì?
Ghi nhớ (1) Sgk/82.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
*Đọc các cặp câu văn trường hợp (a,b) Sgk/82.
Trong các cặp câu trên, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
– Cách (2) hay hơn. Vì phù hợp cách nói của con đối với mẹ, làm lời nói tự nhiên hơn.
– Cách (2) hay hơn. Vì trẻ em dễ hiểu, trong sáng hơn.
Khi sử dụng từ Hán Việt cần lưu ý điều gì?
* Ghi nhớ (2) Sgk/83.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/83: Chọn từ thích hợp để diền vào chỗ trống:
– Mẹ/thân mẫu.
– Phu nhân/vợ.
– Sắp chết/lâm chung.
– Dạy bảo/giáo huấn.
Bài tập 2/83: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
– Sở dĩ người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì từ Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng và hay hơn.
Bài tập 3/84: Tìm những từ Hán Việt mang sắc thái cổ:
– Cố thủ, giảng hoà, cầu thân, hòa hiếu, thiếu nữ, mài ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần.
Bài tập 4/84: Nhận xét về việc dùng từ Hán Việt (in đậm) trong các câu?
– Bảo vệ: không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp – Thay bằng “giữ gìn”
– Mĩ lệ: thiếu sự trong sáng – Thay bằng “đẹp đẽ”.
Thay những từ Hán Việt (in đậm) trong câu bằng các từ: giữ gìn, đẹp đẽ.