»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
1. Từ ngữ địạ phương.
Xét các ví dụ sgk:
Trong 3 từ: “bắp, bẹ, ngô” từ ngữ nào là từ địa phương, từ nào là từ toàn dân?
Từ bắp, bẹ -> Từ địa phương. Từ ngô -> Từ toàn dân.
Thế nào là từ địa phương? Cho ví dụ?
* Học ghi nhớ (1) Sgk/56.
Ghi nhớ: Từ ngữ địa phường là từ ngữ chỉ sử dụng ở một số vùng, một số địa phương nhất định.
* Ví dụ:
– Giời, giăng (miền Bắc).
– Thầy, mèng ơi! (miền Nam).
– Tui, dìa (miền Trung).
“Bầm ơi sóm sớm, chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm ơi”
(Bầm ơi!” – Tố Hữu)
“Chuối đầu vườn đã trổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được ! ”
(“Thăm lúa” – Trần Hữu Thung)
(l) bầm: mẹ
(3) răng: sao (răng được, sao dược)
* Bài tập nhanh: Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương vùng nào?
Chỉ từ vừng đen, quả dứa ( Vùng Nam Bộ).
2. Biệt ngữ xã hội.
Đọc đọc đoạn văn a, Sgk/57.
Tại sao tác giả dùng từ mẹ, từ mợ để chỉ về một đối tượng? Trước CMT.8 1945, tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ này?
Dùng mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật tôi. Dùng mợ để xưng hô đúng với đối tương giao tiếp -> Tầng lớp xã hội trung lưu thường dùng các từ này.
Đọc hai câu Sgk/57.
Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Các tầng lớp xã hội nào thường dùng?
Ngỗng: điểm 2; Trúng tủ: May mắn đúng với phần bài chuẩn bị.
Các từ trên là biệt ngữ xã hội. Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội?
* Học ghi nhớ (2) Sgk/57.
Ghi nhớ: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tập thể, một lớp người nhất định trong xã hội nhất định. Biệt ngữ xã hội còn được gọi là tiếng lóng hay lóng ngữ.
* Ví dụ: gậy, học tủ,…
Tác phẩm “Sài Gòn tạp pín lù” của Vương Hồng sển, ‘‘Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng có sử dụng một số hiệt ngữ xã hội.
– Bĩ vỏ: bỉ là đàn bà con gái;
– Cớm là mật thám, đội xếp.
– Sập kê là nhiều tiền.
3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội ta cần chú ý điều gì?
Chú ý đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Tại sao không nên lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hôi?
Giao tiếp không hiệu quả, người tham gia giao tíêp sẽ không hiểu.
Trong các tác phẩm thơ, văn các tác giả có thể dùng từ này. Vậy tác dụng là gì?
Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân của nhân vật.
Liên hệ giáo dục: Tránh lạm dụng, chỉ sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tạo hiệu qủa trong giao tiếp.
* Học ghi nhớ (3) Sgk/57
– Từ ngữ địa phương, biệt ngừ xã hội nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần to đậm màu sắc một miền quê, một thổ ngơi, làm nổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của một giai tầng xã hội. Truyện của Anh Đức, Sơn Nam, Võ Quảng, Duy Khán, Kim Lân,…, thơ của Trần Hữu Thung, Tố Hữu… đã thành công trong việc sử dụng từ địa phương, để lại nhiều trang văn, bài thơ khá đậm đà, thú vị.
– Nếu lạm dụng lừ ngữ địa phương, biệt ngữ xă hội sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho người đọc. Bởi thế, khi nói hoặc viết, chúng ta phải cân nhắc trong viêc sử dụng từ ngữ địa phương.
Một vài từ ngữ địa phương thường dùng:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
má | mẹ |
tía | cha |
răng | sao |
rứa | thế |
dìa | về |
nẫu | người ta |
trái | quả |
bát | chén |
cá quả | cá lóc |
Một vài biệt ngữ xã hội thường gặp:
Biệt ngữ xã hội | Nghĩa từ |
phắng | đi |
hàng trắng | ma túy |
cốm | công an |
phao | tài liệu |
cóp | xem tài liệu |
Trứng ngỗng | điểm 0 |
Trúng tủ | trúng bài ôn tập |
Ngầu | kiểu cách ấn tượng |
Bựa | chơi bẩn |
4. Luyện tập
* Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương và nêu từ toàn dân tương ứng;
* Ví dụ: Nẫu – người ta.
* Bài tập 2: Tìm các biệt ngữ:
– Học gạo: Học thuộc lòng một cách máy móc.
– Cây gậy: Điểm một.
* Bài tập thêm:
Tìm thêm một số biệt ngữ xã hội thời xưa dùng: Trẫm, khanh.
Cách xưng hô của đối với các quan. (Dùng cho vua, quan).