Vì sao có thể nói: “Thất bại là mẹ của thành công?”
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ của thành công”. Câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người trong cuộc sống.
- Thân bài:
1. Giải thích:
+ “Thất bại” : là sự đổ vỡ, không đạt được mục đích như dự định ban đầu, gánh chịu những hậu quả.
+ “Mẹ” là gì? Là cách nói ẩn dụ chỉ sự sinh thành, tạo ra thành quả tốt đẹp.
+ “Thành công”: là đạt đến mục tiêu, mục đích, dự định mà mình đã đặt ra trong công việc.
→ Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân trọng tâm dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
2. Bàn luận:
a. Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành” vì:
+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích luôn phải trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc sống. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.
+ Vì Con người không phải lúc nào cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.
+ Vấp ngã hay thất bại một lần, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại).
b. Chứng minh trong thực tế:
+ Nhà bác học Edison sau hàng nghìn lần thử nghiệm thất bại, nhờ biết kiên trì và tin tưởng, cuối cùng ông đã tạo đực bóng đèn điện.
+ Nữ diễn viên Carey Mulligan đã gặp rất nhiều nhà sản xuất và tất cả đều chỉ lắc đầu rồi đề nghị Carey nên trở thành một người dẫn chương trình truyền hình trẻ em, thay vì làm một diễn viên. Chẳng hề nản lòng, Carey Mulligan vẫn nỗ lực không ngừng để nhận được các vai diễn tại Broadway và sau đó là toả sáng tại Hollywood.
+ Dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược đã trải qua biết bao lần thất bại. Nhờ ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, cuối cùng cũng đánh bại kẻ thù, giành đực độc lập dân tộc.
3. Bàn luận, mở rộng:
Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.
- Kết bài:
Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ. Đưa ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Nghị luận: Trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công
Tham khảo:
Thất bại là mẹ của thành công.
- Mở bài:
Thất bại luôn có giá trị của thất bại, không phải thất bại nào cũng là tay trắng, thậm chí có thể nói rằng thất bại là một bài học vô cùng quý giá. Tại sao lại nói như vậy? Sau khi vấp ngã, chúng ta học được cách để trưởng thành hơn, trở nên mạnh mẽ hơn trước những sóng gió. Đó chính là điều mà một người chưa từng va vấp, chưa từng trải qua không thể nào có được. Sau vấp ngã, ta đứng dậy và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Thân bài:
Khi thất bại, ta còn có được mộ kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó là những kinh nghiệm về những sai lầm để chúng ta không lặp lại nữa, đó là những bí quyết để thành công hơn. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người có ý chí không dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình.
Nhà bác học Edison là một minh chứng cho việc đứng dậy sau thất bại, để tạo ra chiếc bóng đèn mà ngày nay chúng ta đang thắp sáng, Edison đã trải qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại.Nếu không đủ kiên trì kiên nhẫn thì làm sao có đủ động lực đứng lên sau hàng trăm lần thất bại như vậy không. Chính những thất bại đó đã sinh ra thành công quý giá đó. Đó chính là những minh chứng cho câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công”.
“Thất bại là mẹ thành công”.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, không ai không từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, chắc chắn người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước.
Những bậc vĩ nhân trên thế giới cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ mà nhân loại đang có. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng chống bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá tệ.
Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người thành công biết đứng dậy sau thất bại, còn người thất bại gục ngã sau thất bại. Cuộc sống là muôn vàn khó khăn vất vả. Nếu không có ý chí thì dễ dàng bị đào thải và chìm đắm trong thất bại. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được nhiều thành công hơn. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc mà câu “Thất bại là mẹ thành công”. hay “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” muốn khuyên dạy chúng ta.
- Kết bài:
Câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Trên con đường lập nghiệp, đầy rẫy những khó khăn thử thách, phải có ý chí, bền vững chắc lòng thì mới biến thất bại trở thành động lức của thành công. Sau thất bại, ta đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.