vo-chong-a-phu-va-chiec-thuyen-ngoai-xa-chi-tiet-tieu-bieu-trong-mot-truyen-ngan-co-vai-tro-quan-trong-nhu-nha

Qua những chi tiết nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), hãy làm rõ nhận định: Chi tiết tiêu biểu trong một truyện ngắn có vai trò quan trọng như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt (Nguyễn Đăng Mạnh)

Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy (Nguyễn Đăng Mạnh)

Anh/chị hiểu như thế nào? Làm sáng tỏ ý hiểu của mình qua việc cảm nhận chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và chi tiết bức ảnh của nghệ sĩ Phùng trong phần cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. (Ngữ văn 12 – Nhà xuất bản Giáo Dục)


1. Giải thích:

“Bài thơ tứ tuyệt” là muốn nói tới một cấu trúc nhỏ, chặt chẽ, hàm súc. Nhãn tự ý muốn nói tới những chữ quan trọng nhất trong một bài thơ, làm nên sự hàm súc của thơ.

“Chi tiết” được quan niệm như yếu tố nhỏ nhất của cốt truyện. So sánh chi tiết tiêu biểu trong một truyện ngắn giống như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt để nhấn mạnh vai trò quan trọng, giá trị đặc biệt của những chi tiết đó trong việc làm nên độ hàm súc, thần thái của truyện ngắn…

– Bản thân truyện ngắn với tính chất ngắn gọn, súc tích, vì thế người viết luôn cần chọn lọc được những chi tiết dồn nén, hàm súc và nhiều sức gợi nhất. Chi tiết đặc sắc có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cốt truyện, làm nổi bật nhân vật và chủ đề, nội dung tư tưởng…làm nên sức hấp dẫn của truyện và thể hiện tài năng, phong cách nhà văn…

2. Cảm nhận hai chi tiết trong hai truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” (Tô Hoài) và “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) để thấy vai trò quan trọng của hai chi tiết này trong mỗi truyện.

a, Chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ:

– Giới thiệu ngắn gọn tác phẩm, chi tiết.

– Thuật dựng chi tiết: vị trí, lí do xuất hiện chi tiết để thấy chi tiết tương đương như một sự kiện – một tình huống truyện.

– Diễn biến: Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ là một quá trình diễn biến tâm lí và hành động phức tạp, bất ngờ mà hợp lí (biện chứng): Thương mình, thương người, ý thức được tội ác của cha con Pá tra, ý thức được quyền sống. Và khi tình thương người lớn hơn tình thương thân cộng hưởng với ý thức về quyền sống và khát vọng sống tự do giúp Mị vượt lên trên cả nỗi sợ hãi và hành động quyết liệt: cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra

– Ý nghĩa: Một chi tiết mang nhiều ý nghĩa có vai trò quan trọng, không thể thiếu:

+ Với tạo dựng cốt truyện: Chi tiết này tương đương như một tình huống quan trọng tạo nên bước ngoặt cho truyện, tạo nên độ căng cho truyện kể

+ Với việc thể hiện nhân vật và nội dung tư tưởng tác phẩm: Thấy được diễn biến tâm lí, vẻ đẹp tâm hồn với sức sống và khát vọng sống mãnh liệt. Con đường người lao động miền núi tự đứng lên giải phóng chính bản thân mình. Làm nổi bật giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm…

+ Thể hiện tài năng, công phu nghệ thuật của nhà văn: cái nhìn tinh tường với cuộc sống, con người Tây Bắc; nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật phong phú biện chứng…

b, Chi tiết bức ảnh của nhân vật Phùng ở cuối truyện:

– Giới thiệu ngắn gọn tác phẩm, chi tiết.

– Thuật dựng chi tiết: vị trí, lí do xuất hiện chi tiết (nằm ở cuối truyện, gắn với những day dứt ám ảnh của nhân vật nghệ sĩ Phùng – là một ám thị nghệ thuật của nhân vật.

– Phân tích tính chất:

+ Một bức ảnh có giá trị, được đánh giái rất cao, ở một góc độ nào đó như là thành công nghệ thuật của người nghệ sĩ xét ở góc độ thuần nghệ thuật …

+ Với nghệ sĩ Phùng, bức ảnh chứa sự phi lí (quái lạ), đầy ám ảnh: là ảnh đen trắng nhưng mỗi khi “nhìn kĩ”, “nhìn lâu” Phùng lại nhận ra trong bức ảnh đó bãi xe tăng hỏng, người đàn bà với đường nét thô kệch, khuôn mặt rỗ …hoà lẫn trong đám đông. Như vậy trong một khung ảnh lại có hai bức ảnh, một thuần nghệ thuật, một của cuộc đời thực (chỉ Phùng nhìn thấy, và phải nhìn lâu, nhìn kĩ…)

– Ý nghĩa: Một chi tiết mang nhiều ý nghĩa có vai trò quan trong với toàn bộ truyện, làm nên sự hàm súc cho truyện.

+ Với nghệ thuật tạo dựng cốt truyện: làm cho tình huống nhận thức của truyện sâu sắc hơn (tình huống nhận thức đã trở thành tự nhận thức với những ám ảnh, dằn vặt), tạo cái kết mở, nối dài đời sống của truyện…

+ Với thể hiện nhân vật và nội dung tư tưởng tác phẩm:

  • Phùng là người nghệ sĩ chân chính: tinh tế, có lương tâm, trách nhiệm với cuộc sống
  • Làm nổi bật những thông điệp của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống: Nghệ thuật và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết nhưng vẫn có khoảng cách. Muốn phản ánh trung thực bản chất cuộc sống người nghệ sĩ phải đứng trong cuộc sống mở rộng lòng mình mà lắng nghe cuộc sống…

+ Chi tiết giàu giá trị biểu tượng, góp phần làm nên sự hàm súc của tác phẩm. Đây là một sáng tạo nghệ thuật đưa Nguyễn Minh Châu trở thành nhà văn của những biểu tượng, truyện ngắn của ông giàu tính triết lí

3. Bàn luận mở rộng:

– Hai chi tiết đều có vị trí, vai trò quan trọng làm nên sự hàm súc, sức hẫp dẫn lâu dài của hai truyện ngắn, thể hiện công phu và tài năng, phong cách của nhà văn.

– Bài học cho sáng tác và tiếp nhận: Nhà văn phải biết chắt lọc lấy những chi tiết tiêu biểu; người đọc hãy đọc tác phẩm từ chính những chi tiết quan trọng…

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và khi cắt dây trói giải thoát cho A Phủ trong đêm đông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang