Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và khi cắt dây trói giải thoát cho A Phủ trong đêm đông

phan-tich-dien-bien-tam-li-va-hanh-dong-cua-nhan-vat-mi-khi-nghe-tieng-sao-trong-dem-tinh-mua-xuan-va-khi-cat-day-troi-giai-thoat-cho-a-phu-trong-dem-dong

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong  nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân  “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi,Mị cũng sắp đi chơi,Mị quấn lại tóc,Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” và trong đêm đông “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ …rồi Mị cũng vụt chạy ra . Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi .Mị đuổi kịp A Phủ,đã lăn,chạy,chạy xuống tới lưng dốc”

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.


Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

– Trích dẫn các câu văn:

  • Thân bài:

Tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

– Tô Hoài là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc

– Truyện Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952, đây là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng. Qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, tác phẩm phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Tây Bắc.

– Tuy không có sở trường miêu tả tâm lí nhân cật nhưng Tô Hoài đã thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật Mị, đặc biệt trong đêm tình mùa xuân với hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo vu vi và trong đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ.

2. Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị.

+ Là một cô gái có nhan sắc, có tài năng, có tinh thần phản kháng, chăm chỉ, hiếu thảo.

+ Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

+ Sau khi làm dâu nhà thống lí Mị bị bóc lột thậm tệ cả thể xác lẫn tinh thần: Mị trở thành công cụ lao động ,nô lệ. Mị sống câm lặng,tê liệt ý thức, mất hết tinh thần phản kháng.

3. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

– Nguyên nhân: Sự tác động của ngoại cảnh: Không khí mùa xuân ở Hồng Ngài, tiếng sáo rủ bạn đi chơi vọng lại thiết tha bổi hổi và men rượu .(HS phân tích chi tiết chứng minh sự tác động của ngoại cảnh đến tâm hồn Mị)

– Diễn diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi,Mị cũng sắp đi chơi,Mị quấn lại tóc,Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”

+ Tiếng sáo gọi bạn tình đã trở thành “chất xúc tác” để “phản ứng đi chơi” của Mị diễn ra nhanh hơn.Mị sửa soạn, Mị làm đẹp và muốn đi chơi. Tiếng sáo hòa cùng men rượu giúp Mị lãng quên thực tại đầy đau khổ mà chỉ hướng về quá khứ tươi đẹp.

+ Dù là hành động như một kẻ mộng du (Mị làm tất cả những điều đó trong lúc Mị đang say) nhưng tâm lí và hành động trên cho thấy Mị đã ý thức được mình là một con người, có quyền sống của một con người. Hành động ấy cho thấy ý thức về sự sống đã trở về, Mị muốn được giải thoát . Và hành động ấy cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người Mị vẫn chưa bị dập tắt.

– Nghệ thuật: Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả chân thực, cảm động diễn biến tâm lí và hành động nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Cảm xúc và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá tính, sức sống tiềm tàng vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy, đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

4. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông

– Nguyên nhân: Mị “nhìn thấy dòng nước mắt” của A Phủ. Mị thương mình,thương người. Mị nhận ra tội ác và bất công “chúng nó thật độc ác”, “thương người kia việc gì mà phải chết”.

– Diễn diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị:

+ Hành động đó xuất phát từ sự vô cảm đến đồng cảm ( Lúc đầu Mị dửng dưng thờ ơ sau đó giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị)

+ Hành động cứu A Phủ xuất phát từ sự nhận ra tội ác và bất công.

+ Đó là hành động cứu người và tự giải thoát cuộc đời mình.

+ Hành động chạy theo A Phủ là hành động bột phát nhưng xuất phát từ lòng ham sống mãnh liệt, từ sự khao khát tự do và đã đưa cuộc đời Mị sang trang mới.

– Nghệ thuật: Tô Hoài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

5. Sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.

– Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chốc lát. Tâm lí và hành động trong đêm tình mùa xuân được xem như “sự nổi loạn” vì lúc đó Mị say, sau đó hơi rượu tàn thì Mị quay về với cuộc sống lầm lũi. Lần thứ nhất là cơ sở là tiền đề cho sự trỗi dậy mãnh liệt ở lần sau.

– Lần thứ hai không có sự hỗ trợ của ngoại cảnh mà xuất phát từ sự nhận thức, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Mị đã giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với hành động này, Mị đã chiến thắng số phận.

-.Lí giải sự khác nhau đó: Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trong lòng Mị luôn tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, Mị cắt dây trói cứu A phủ và cũng cắt sợi dây vô hình ( thần quyền và cường quyền) để tự giải phóng mình.

  • Kết bài:

Hai lần miêu tả là hai bức tranh tâm trạng vừa đối lập vừa tương đồng, thống nhất của nhân vật Mị. Khát vọng mãnh liệt chưa bao giờ tắt trong cô gái ấy. Phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp, mạnh mẽ trong những con người vốn bị đè nén đến cùng cực, đồng thời mở ra cho họ một con đường giải thoát chính mình. Điều đó thể hiện một cái nhìn tinh tế và giàu tính nhân văn của Tô Hoài.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích nhân vật Mị để làm rõ ý kiến: Điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị v
  2. Phân tích truyện ngắn Chí phèo để làm rõ ý kiến: Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi (Nguyễn Đình Th

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.