Ý nghĩa cái kết thúc truyện của truyện ngắn “Chí Phèo”
1. Ý nghĩa tư tưởng:
– Phản ánh chân thực, sâu sắc hiện thực xã hội :
+ Mâu thuẫn, xung đột gay gắt không thể điểu hòa giữa giai cấp thống trị và nông dân bị áp bức.
+ Những người nông dân lương thiện bị tha hóa rồi phải chết một cách thảm khốc.
+ Phản ánh hiện thực mang tính quy luật : chừng nào còn xã hội vô nhân đạo, chừng đó còn Chí Phèo.
– Tăng thêm giá trị nhân đạo :
+ Tiếng nói lên án mạnh mẽ, quyết liệt : sự thức tỉnh và cái chết của Chí.
+ Đề cao giá trị và khả năng chống trả, chiến thắng sự tha hóa
Nếu Chí tham sống thì hẳn sự tha hóa chiến thắng, còn lương tâm đầu hang. Qua cái chết của Chí, Nam Cao thể hiện niềm tin chiến thắng vào cái thiện, BI KỊCH LẠC QUAN : dù bị dập vùi tan nát đến đâu con người cũng vươn lên sống tốt.
2. Thành công nghệ thuật:
– Nghệ thuật kết cấu: vòng tròn, đầu cuối tương ứng có giá trị phản ánh tình trạng xã hội quẩn quanh, bế tắc.
– Kết thúc không có hậu: dù Bá Kiến bị trừng trị nhưng những người như Chí Phèo vẫn không được hưởng hạnh phúc à tăng thêm giá trị nhân đạo.
– Phù hợp với mạch truyện, với tính cách và số phận nhân vật, làm nổi bật lên 1 điều : trong xã hội bấy giờ không có chỗ cho lương thiện tồn tại.
Đánh giá: Qua kết cục bi thảm của Chí Phèo, độc giả có thể nhận thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao : tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam là hết sức gay gắt, và nó chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.. Như vậy, qua đoạn văn này, Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội biến thành thú dữ. Chính điều đó góp phần làm nên đặc sắc cho tác phẩm.