Suy nghĩ về cái kết của mối tình Chí Phèo và thị Nở

suy-nghi-ve-cai-ket-cua-moi-tinh-chi-pheo-va-thi-no

Cái kết của mối tình Chí Phèo và thị Nở

Chí Phèo là kiệt tác nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Lấy cảm hứng từ đời sống cùng cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, nhà văn gửi gắm vào hình tượng nhân vật Chí phèo thông điệp về tình người, con đường giải thoát và lối về với lương tri con người. Trong đó, bên canh tiếng chửi người, chửi đời đậm chất Chí Phèo, kết cục bi thảm của Chí khi đi đến tận cùng của niềm tin, mối tình Chí Phèo và Thị Nở là một trong những điểm đáng chú ý nhất, làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn Chí Phèo.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm. Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau.

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở rất bất ngờ, khá đặc biệt. Lúc đầu chỉ là chuyện bản năng của một gã đàn ông say rượu nhưng về sau đã khơi lên ở Chí Phèo những cảm xúc rất người, từ đó khao khát hoàn lương. Cứ tưởng Chí sẽ mãi sống kiếp thú vật rồi chết bờ chết bụi ở cái xó nào đấ. Nhưng không, bằn tài năng và con tim của mình, Nam Cao đã để cho Chí trở về với kiếp người một cách tự nhiên.

Lần đầu tiên, sau bao năm không còn ý thức được bản than, giờ đây Chí thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm tháng chìm trong cơn say bất tận, đây là giây phút Chí hoàn toàn tỉnh táo : lắng nghe tiếng âm thanh bình thường của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người nói chuyện … những âm thanh này có sức vang động sâu xa trong lòng Chí – tiếng đời đang dội vang thiết tha trong tâm hồn một con quỹ.

Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước từ xa xưa “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ : chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn tiếng” vọng tiếng về làm cho thực tại càng đáng buồn hơn vì “hắn chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ” và cảm thấy buồn, lo sợ khi nghĩ đến tuổi già, sự cô độc, đói rét, ốm đau. Một trận ốm làm biến đổi cả sinh lý lẫn tâm lý. Lần đầu tiên Chí thoát khỏi cơn say, đối diện với chính mình và nhận ra tình trạng bi đát của bản than.

Đúng lúc Chí Phèo đang “vẩn vơ nghĩ mãi” thì thị Nở mang “bát cháo hành còn nóng nguyên” vào. Việc làm này của thị khiến hắn hết sức ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt. Bởi vì một lẽ đơn giản, đây là lần thứ nhất trên đời “hắn được được một người đàn bà cho”. Hắn thấy cháo hành của thị Nở thơm ngon lạ lùng, làm người nhẹ nhõm. Thì ra đối với Chí, bát cháo hành không phải là bát cháo bình thường, mà trong đó hàm chứa cả tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí có được. Bát cháo hành của Thị Nở như một liều tiên dược đánh thức bản tính con người trong trái tim một con quỹ dữ. à mong muốn chấm dứt đoạn đời thú vật.

Chí Phèo khao khát làm người lương thiện. “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Chí Phèo mong đợi được thu nhận lại xã hội “bằng phẳng, than thiện của những người lưng thiện”, và thị Nở sẽ mở đường cho hắn, là cầu nối để hắn trở lại với đời.

Nhưng giấc mộng làm người lương thiện vỡ tan tành: bà cô Thị Nở phản đối kịch liệt. Chí Phèo cố níu kéo thị Nở nhưng không được à khao khát làm người lương thiện lớn lao đến chừng nào. Đau đớn, Chí lại uống rượu nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, “tỉnh ra, chao ôi buồn!” : “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”“thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Chi tiết hương cháo hành lặp lại nhiều lần nhấn mạnh niềm khao khát được yêu thương và tô đậm bi kịch tinh thần của Chí. Bi kịch tinh thần sinh ra là người, nhưng lại không được làm người. Chí Phèo bị xa hội cự tuyệt quyền làm người. Buồn quá, hắn uống rượu để quên sự đời trớ trêu. Thế nhưng, hắn càng uống càng tỉnh, càng ý thức rõ được sự bi đát của bản thân. Trong cơn say, Chí càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người.

Tuyệt vọng, Chí cầm dao đi đòi quyền lương thiện theo cách của mình. Thay vì đến nhà thị Nở, Chí lại đến nhà Bá Kiến, giết hắn rồi tự kết liễu sau một loạt câu hỏi tỉnh táo trong giờ phút đau khổ nhất đời mình : “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện?”, “Tao không thể làm người lương thiện nữa”. Chí Phèo chết bi thảm trong niềm khao khát làm người lương thiện nhưng không thể trở lại cuộc sống con người. Giết Bá Kiến không phải phản ứng của một kẻ say rượu mà chính vì mối thù hằn từ lâu trong Chí giờ đây đã bùng cháy.

Nam Cao tả Chí Phèo trong trạng thái say mà tỉnh, để nhân vật của mình đi chệch đường nhưng đúng hướng. Hành động mang dao đến nhà Bá Kiến chứ không phải nhà bà cô Thị Nở chứng tỏ Chí rất tỉnh táo nhìn nhận ra kẻ đã tước đoạt đi cả cuộc đời hắn, đó chính là chệch đường nhưng đúng hướng. Hai lần trước Chí đến nhà Bá Kiến là đòi tiền, đòi cái mà xã hội vô nhân đạo ấy có thể chu cấp cho Chí, nên Chí sồng. Còn lần này, Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, đòi cái mà xã hội không thể đáp ứng cho Chí, nên Chí phải chết. Chí Phèo giết Bá Kiết vì phẫn uất, nhưng Chí Phèo tự sát vì tuyệt vọng.

Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người. Cái chết chứng tỏ niềm khao khát sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chì Phèo chính là bằng chứng đanh thép và chân thực tố cáo xã hội vô nhân đạo, đểu cán đẩy những người lương thiện như y vào con đường tội lỗi và cuối cùng phải lấy cái chết như một sự giải thoát.

Nhìn vào mối tình của Chí Phèo và Thị Nở, người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.

8 Trackbacks / Pingbacks

  1. Ý nghĩa cái kết thúc truyện của truyện ngắn Chí Phèo - Theki.vn
  2. Dàn bài: so sánh tâm trạng của nhân vật Tràng (Vợ nhăt - Kim lân) và nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao) - Thế Kỉ
  3. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở cho đến kết thúc truyện - Theki.vn
  4. Cảnh ngộ và số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tâm trạng của nhân vật Tràng (Vợ nhăt - Kim lân) và nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao) - Theki.vn
  5. Hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn: Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) - Theki.vn
  6. Làm sáng tỏ ý kiến: Thị Nở cần cho Chí Phèo như nhà văn cần cho chúng sinh…" - Theki.vn
  7. Tình cảnh bi đát, khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân) - Theki.vn
  8. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.