y-nghia-cau-tuc-ngu-lua-chiem-nep-o-dau-bo-he-nghe-tieng-sam-phat-co-ma-len

Ý nghĩa câu tục ngữ: Lúa chiêm nép ở đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Ý nghĩa câu tục ngữ: Lúa chiêm nép ở đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Gợi ý:

“Lúa chiêm”: lúa gặt vụ tháng năm âm lịch.

“Nép ở đầu bờ”: lúa chuẩn bị tròn mình bung hoa.

“Tiếng sấm”: cơn mưa giông cuối mùa hạ đầu mùa mưa.

“Phất cờ mà lên”: vươn lên tươi tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

– Hiện tượng được nêu ở câu tục ngữ: sấm và những trận mưa cuối mùa hạ đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước để lúa tốt lên, trổ bông đều.

–  Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa lúa chiêm nép ở đầu bờ khiến cho việc miêu tả lúa chiêm trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm cho câu tục ngữ.

– Kinh nghiệm về lao động sản xuất được nhân dân quan sát, đúc kết lại và chuyển tải qua câu tục ngữ: Lúa chiêm sẽ tốt lên nhanh chóng, trổ bông đều là nhờ những trận mưa đầu mùa hè đem lại nhiều đạm và nước.

Bài văn tham khảo:

Từ xưa, nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta vốn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Sự vận động, biến chuyển của các hiện tượng khí hậu luôn được con người quan sát và đúc kết thành kinh nghiệm quý giá được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Câu tục ngữ: “Lúa chiêm nép ở đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên” là một trong những kinh nghiệm quý báu ấy.

Lúa chiêm là vụ lúa được gieo trồng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 5 năm sau. Đây không phải là vụ chính, được gieo trồng trong thời tiết khắc nghiệt. Lúc gieo trồng gặp khí trời lạnh rét, khi trưởng thành gặp khô hạn nên ít đạt hiệu quả.

Tiếng sấm là dấu hiệu báo hiệu những cơn mưa giông cuối mùa hạ đầu mùa mưa sắp tới. Đó là dấu hiệu đáng mừng đối với vụ chiêm.

Phất cờ mà lên là khi những con mưa rơi xuống, lúa trong thời khô hạn gặp nước sẽ vươn lên tươi tốt. Những cơn mưa giông thường chưa rất nhiều chất vi khoáng rất tốt cho sự phát triển bông và hạt ở cây lúa. Bởi thế, ở vụ chiêm năm nào gặp được những con mưa như thế thường hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa lúa chiêm nép ở đầu bờ khiến cho việc miêu tả lúa chiêm trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm cho câu tục ngữ.

Bằng cách nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, câu tục ngữ Lúa chiêm nép ở đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên” thể hiện sâu sắc kinh nghiệm của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Những kinh nghiệm quý báu ấy không những giúp người nông dân chủ động trong sản xuất mà phản ánh lối sống gần gũi với thiên nhiên, một đời sống tinh thần phong phú của người xưa.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang