»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: “Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình”
Hướng dẫn làm bài:
1. Giải thích:
– Thay đổi thế giới: phá bỏ trật tự thế giới cũ để xác lập một thế giới mới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.
– Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, quan niệm, tích cách đã ăn sâu vào gốc rễ.
– Khát vọng thay đổi thế giới là khát vọng ngàn đời của con người. Con người có chung một ý niệm rằng thế giới khách quan tác động vô cùng lớn đến sự thành bại nên luôn tìm cách thay đổi, cải biến thế giới để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhưng lại bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người. Câu nói có ý khẳng định một thực tế khách quan đồng thời đưa ra lời khuyên cho mỗi người. Đôi mắt không chỉ hướng ra thế giới bên ngoài mà còn phải hướng về chính mình.
2. Bàn luận:
– Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những mặt hạn chế, phủ định giá trị của bản thân.
– Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, “tự phê” để phản tỉnh, hoàn thiện chính mình.
– Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”.
3. Bài học nhận thức:
– Cần phải luôn có ý thức phản tỉnh để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.
– Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến theo.
- Nghị luận: “Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới; chỉ cần thay đổi chính bạn”
- Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày mới để yêu thương”
- Nghị luận: “Điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu cơ hội mà là bạn có nắm bắt được cơ hội hay không”