Sự gặp gỡ của tinh thần phản chiến trong hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Khuê oán của Vương Xương Linh.

Sự gặp gỡ của tinh thần phản chiến trong hai tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và “Khuê oán” của Vương Xương Linh.

Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Tinh thần phản chiến trong văn học: chủ đề trở đi trở lại trong văn học, thể hiện khát vọng hòa bình, ước mơ sống bình yên, hạnh phúc của nhân loại. Có thể kể đến một số tác phẩm viết về chủ đề này:
+ Văn học Việt Nam: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bình Ngô đại cáo, Chuyện người con gái Nam Xương, Núi đôi, Nỗi buồn chiến tranh…
+ Văn học nước ngoài: Thạch hào lại (Trung Quốc), Chiến tranh và hòa bình (Nga), Giã từ vũ khí (Mĩ) …

– Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Khuê oán của Vương Xương Linh là hai tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam và Trung Hoa, cùng thuộc chủ đề phản chiến.

2. Chứng minh:

Giống nhau:

– Cả hai tác phẩm trên đều không tập trung mô tả sự khốc liệt của chiến tranh trên mặt trận khói bom lửa đạn mà chủ yếu khắc họa tâm trạng đau khổ của những người ở hậu phương.

– Cả hai tác phẩm đều thể hiện tâm trạng của những thiếu phụ luôn băn khoăn, tiếc tuổi xuân qua mau, hạnh phúc dang dở và sự hối hận vì đã để chồng tham gia chiến trận.

– Hai tác phẩm tuy được sáng tác ở những thời điểm khác nhau, thuộc về những nền văn hóa khác nhau nhưng lại đồng vọng tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, tranh đấu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

– Chinh phụ ngâm và Khuê oán không chỉ giao thoa về mặt nội dung mà còn về cả nghệ thuật, thể hiện rõ qua chi tiết “màu dương liễu”.
Khác nhau:

– Chinh phụ ngâm: viết theo thể đoản trường cú, viết bằng chữ Hán. Khúc ngâm dài khắc họa nhiều cung bậc tình cảm, nỗi niềm của người chinh phụ, từ hi vọng đến thất vọng, đau đớn, hối tiếc.

– Khuê oán: viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích, đậm chất thi pháp thơ Đường.

3. Nhận xét:

– Hai tác phẩm không chỉ gặp gỡ ở tinh thần phản chiến mà còn là tiếng nói đối thoại với ý thức hệ phong kiến, với quan niệm lập công giương danh trong xã hội đầy bất công, ngang trái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang