Nghị luận: Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới; chỉ cần thay đổi chính bạn

nghi-luan-ban-khong-can-thiet-thay-doi-toan-bo-the-gioi-chi-thay-doi-chinh-ban

“Bạn không cần thiết thay đổi toàn bộ thế giới; chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới”

Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Cách hiểu khái niệm “thay đổi”? (“thay đổi” có nhiều chiều hướng: hoặc theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn hoặc theo hướng tiêu cực, xấu đi, tệ hơn,..Khái niệm “thay đổi” trong lời tâm sự của Osho cần được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.)

-“Bạn không cần thiết phải thay đổi toàn bộ thế giới;” nghĩa là gì? Tại sao vậy?

– “Chỉ thay đổi chính bạn và bạn đã bắt đầu thay đổi toàn bộ thế giới, bởi vì bạn là một phần của thế giới” nghĩa là thế nào?

=> Bản chất tâm sự của Osho: Sự thay đổi của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định đến sự thay đổi của thế giới. Sâu sa, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tạo lập một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

2.Làm sáng tỏ:

a. Tâm sự của Osho đã được thể hiện như thế nào trong thực tế đời sống? (Thí sinh cần chọn và đưa được những d/c tiêu biểu về vai trò quyết định của sự thay đổi của mỗi cá nhân đối với sự thay đổi tốt đẹp ngày càng tiến bộ, văn minh, công bằng hơn của thế giới trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị; hoạt động xã hội; hoạt động nghệ thuật,….)

b. Trải nghiệm của bản thân người viết: cá nhân mình đã có những thay đổi nào có ý nghĩa góp phần, tác động đến sự thay đổi tốt đẹp hơn của thế giới (trong những phạm vi khác nhau: gia đình; nhà trường, nơi cư trú, các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu,…)

3.Bàn luận:

– Phê phán những nhận thức chưa đúng về cách thức thay đổi thế giới của con người:

+ chỉ hiểu “thế giới” là khái niệm chung chung, rộng lớn mà không biết rằng “thế giới” ấy là chính ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học, vùng đất ta sinh ra, lớn lên,làm việc,…
+Ngộ nhận này dẫn đến nhận thức sai lầm: chỉ những vĩ nhân mới có thể thay đổi được thế giới. Thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không phải là trách nhiệm, càng không phải là sứ mệnh của những con người bình thường.
+ Cách nghĩ này dẫn đến thái độ sống bàng quan, vô tâm, vô trách nhiệm trước mọi thay đổi tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi của thế giới, nếu tốt đẹp thì vô tư tận hưởng, nếu tồi tệ thì chỉ biết trách móc, giận dữ, kết tội xã hội, coi mình là kẻ “vô can”.
Thậm chí, tệ hại hơn, không ít cá nhân biết rõ mình có lỗi, mắc khuyết điểm,…nhưng không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước những việc mình gây ra, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng.

Ý nghĩa tâm sự của Osho:

+ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Hãy thay đổi chính bạn, bạn có thể thay đổi cả thế giới.

Nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thay đổi thế giới: sự thay đổi dù rất nhỏ,thầm lặng, tích cực của mỗi người đã, đang và sẽ làm cho thế giới dần có những thay đổi tốt đẹp hơn; nỗ lực không ngừng tự hoàn thiện mình bởi hiểu rằng, đó là cách thiết thực và ý nghĩa nhất góp phần quyết định một thể giới hòa bình, dân chủ, tiến bộ, văn minh.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về triết lí của nhà Nho xưa: Quân tử thực bất cầu bão (Quân tử ăn chẳng cần no) - Theki.vn
  2. Nghị luận: Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình (Lev Tolstoi) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.