Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cây chuối” trong “Quốc âm thi tập”

cam-nhan-ve-ve-dep-tam-hon-nguyen-trai-qua-bai-tho-cay-chuoi-trong-quoc-am-thi-tap

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cây chuối”

Sự độc đáo trong đề tài:  Nằm ngoài trường thẩm mĩ (tùng trúc cúc mai…) của văn học trung đại. Nhìn thấy cây chuối tươi đẹp giữa mùa xuân là một khám phá độc đáo. (Thông thường nó chỉ tươi tốt vào mùa hè). Một sự đề vịnh thật độc đáo chứng tỏ tâm hồn đa dạng phong phú, nhạy cảm trước sự sống của tạo vật.

Đọc đáo ở bố cục bài thơ: Cấu tứ độc đáo gắn liền với mạch thơ: Hơi xuân, hương xuân, tình xuân, gió xuân.

Độc đáo về câu chữ hình ảnh: bụi chuối bén duyên với hơi xuân vốn đã tươi tốt lại càng thêm tươi tốt. Buồng lạ chưa hẳn là buồng mĩ nhân vì câu chữ không cho phép hiểu như vậy. Đó có lẽ là buồng chuối chín mùi hương thơm tỏa thâu đêm (Buồng mà trống, trống mà buồng, Câu đố dân gian về buồng chuối và cái trống). Cái nhìn thật trẻ trung tinh nghịch. Đọt chuối thành tình thư, thành thông điệp tình yêu phong kín, hay ẩn trong đó hình ảnh mĩ nhân. Từ câu thơ xưa Thư lai tiêu diệp phong do lục đến tình thư có khoảng cách hàng mấy trăm năm. Thật là dừng điển đấy sáng tạo. Gió xuân hay ẩn hiện một chàng trai đa tình đang khám phá tình thư.

Sự độc đáo của tâm hồn Nguyên Trãi: Ông từng thấy mình như cây tùng cây bách ưu ái với dân với nước, như Dục Thúy Sơn sừng sững trong sạch và cô đơn, nay lại phong tình như cây chuối. Ông hiện lên trong thơ văn mình là nhà nho trung nghía hành đạo viết thư thảo hịch đánh giặc cứu nước an dân, lại như một ẩn sĩ siêu thoát, và ở bài này lại thấy một Nguyễn Trãi tài tử phong tình trẻ trung. Những gì thuộc về con người đều không xa lạ với ông.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.