nghi-luan-van-nan-thuc-pham-ban-hien-nay

Nghị luận về vấn đề ngộ độc do thực phẩm nhiễm độc, nhiễm bẩn hiện nay

Vấn đề ngộ độc do thực phẩm nhiễm độc, nhiễm bẩn hiện nay.

  • Mở bài:

Khi xã hội phát triển, nhu cầu về thực phẩm càng cao thì hiện tượng thực phẩm bẩn càng phổ biến. Không chỉ ở ngoài chợ, bên lề đường mà ngay cả những siêu thị uy tín thực phẩm bẩn cũng len lỏi vào. Thực phẩm nhiễm bẩn thực sự là một vấn nạn khiến xã hội vô cùng lo lắng.

  • Thân bài:

Giải thích:

Thực phẩm bẩn là những thực phẩm nhiễm chất bẩn hoặc có chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng người người sử dụng.

Thực trạng:

Không phải đến hôm nay, xã hội mới quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia, có tác động mạnh mẽ đến cả thế giới.

Trước nhu cầu cao về thực phẩm của con người, hàng hoá không đủ cung cấp, nhiều cá nhân, tổ chức đã bất chấp quy định về an toàn thực phẩm của nhà nước, đã làm ra những sản phẩm thực phẩm có chứa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ người tiêu dùng.

Có thể kể ra một vài hành động như cho heo ăn chất kích thích tạo nạc,  bảo quản trái cây bằng hoá chất, làm đỏ ruốc bằng hóa chất tạo màu, kích thích rau muốn mọc nhanh bằng dầu nhớt thải, bơm thuốc tăng trọng vào tôm,…  Tuy đây là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức độ báo động cao, gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cộng  sức đồng.

Nguyên nhân và hậu quả:

Nguyên nhân đầu tiên là do lòng tham của con người. Một số doanh nghiệp, nhà sản xuất quá quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức nghề nghiệp, bất chấp pháp luật và đạo đức đã sản xuất ra những sản phẩm độc hại rồi phân phối trong thị trường.

Do người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tạo cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan. Đó cũng là tâm lí chung của người Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, thu nhập người dân còn thấp kém, họ cần những sản phẩm giá rẻ, phù hợp với túi tiền. Chính vì tâm lí đó, kẻ xấu đã lợi dụng, cung cấp những sản phẩm thực phẩm kém chất lượng và độc hại.

Nền tảng đạo đức xã hội suy thoái trầm trọng. Con người vì tiền mà bất chấp đọa đức, lương tâm và luật pháp. Tình trang chênh lệch giàu nghèo, cái thật cái giả lẫn lộn, sự phát triển của công nghệ mạng xã hội khiến cho tình trạng con người sống giả dối tăng cao. Con người ngày càng mất niềm tin lẫn nhau, tình yêu thương hao mòn nghiêm trọng.

Một phần do pháp luật nước ta còn lỏng lẻo, hình phạt chưa đủ sức răn đe khiến cho kẻ xấu vẫn tiếp tục hành động. Mặt khác, Các  cơ quan có thẩm quyền quản lí thực phẩm còn còn chủ quan, chưa quyết liệt

Thực phẩm bẩn, nhiễm độc, độc hại gây ra những hậu quả vô cùng lớn. Trước hết, thực phẩm bẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đầu tiên phải kể đến những vụ ngộ đọc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra trên cả nước. Hàng nghìn công nhân bị ngộ độc thức ăn, nhiều người phải cáp cứu trong tình trạng nguy kịch. Hàng trăm học sinh bị ngộ độc thức ăn cảnh báo chúng ta về thực phẩm bẩn len lỏi vào trong nhà ăn học đường. Còn biết bao thực phẩm bẩn đi vào bữa ăn gia đình mà con người không hề hay biết, tuy nó không gây ngộ đọc ngay lập tức nhưng từ từ làm suy giảm sức khỏe con người, dẫn đến những bệnh hiểm nghèo vè sau.

Thực phẩm bẩn gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn cho xã hội. Người sử dụng khó nhận biết đâu là hàng sạch, đâu là hàng nhiễm bẩn khi nó được bày bán công khai trên thị trường. Không có gì chắc chắn giúp họ nhận ra hàng nhiễm bẩn, nhiễm độc, đọc hại đối với sức khỏe khi sử dụng.

Giải pháp khắc phục:

Cần có những biện pháp khắc phục vấn nạn thực phẩm bẩn: nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến với thực phẩm sạch. Cần đưa ra những biện pháp xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những cơ sở, người sản xuất thực phẩm bẩn.

Bộ phận quản lí thị trường cần phải thường xuyên kiểm tra hàng hóa, kiểm định thực phẩm một cách nghiên túc, không tham nhũng, hối lộ, không để kẻ xấu lợi dụng.

Hàng kém chất lượng bên cạnh hàng chất lượng. Các nhà sản xuất gian lận thì thâu tóm lợi nhuận. Các nhà sản xuất chân chính lại lao đao trong việc cạnh tranh và chống hàng nhái, hàng giả. Cuộc chiến sẽ không bao giờ kết thức cho đến khi con người biết tôn trọng lẫn nhau, pháp luật nghiêm trị, xã hội lên án những hành vi sản xuất và phân phối hàng nhiễm bẩn, độc hại.

Bài học và liên hệ với bản thân:

Tuy nhiên, giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn không phải một sớm một chiều mà rất cần sự chung tay góp sức từ mỗi người. Mỗi người hãy tự học cách trở thành người tiêu dùng khôn ngoan để bảo vệ bản thân. Và có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Kết bài:

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người con người. Hằng năm, có rất nhiều cái chết do thực phẩm nhiễm độc gây ra gây bức xúc trong xã hội. Vì một xã hội tiến bộ, văn minh, hãy nói không với thực phẩm bẩn, quyết liệt lên án, bài trừ thực phẩm bẩn ra khỏi cuộc sống của chúng ta.


Tham khảo:

Vấn nạn thực phẩm nhiễm độc, nhiễm bẩn

Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận. Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩ, như: Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Doanh nghiệp, nhà sản xuất vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc. Do các cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.

Hậu quả để lại là sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết. Gây tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người. Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Để chống lại vấn nạn thực phẩm bẩn, cần phải nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đồng thời, đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. Bản thân mỗi người cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn. Đồng thời, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang