»» Nội dung bài viết:
Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh, lịch sử, xã hội, văn hóa.
* Hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt :
– Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
– Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.Mười năm(1954-1964)
– Cuộc sống, con người có nhiều thay đổi.
+ Kinh tế: nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển.
+ Văn hoá: Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi (giới hạn 1 số nước: Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…)
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
a. Từ 1945 đến1954.
* Hoàn cảnh lịch sử: Nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng chống thực dân Pháp
* Nội dung văn học: phản ánh cuộc kháng Pháp oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta
* Thành tựu:
– Truyện và kí.(SGK).
– Thơ : Việt Bắc – Tố Hữu, Dọn về làng….Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng đại chúng, truyền thống, Quang Dũng : lãng mạn…
– Kịch : Bắc Sơn, Những người ở lại,…
– Lí luận văn học: (SGK).
⇒ Văn học ở chặng này đã làm nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến…tất cả đều chân thực và gợi cảm.
b. Từ 1955 đến 1964.
* Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
* Nội dung văn học:
– Văn học có hai nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
* Thành tựu:
– Văn xuôi: Mở rộng đề tài, bao quát nhiều phạm vi vấn đề của cuộc sống.
+ Đề tài kháng chiến chống Mĩ.Tác phẩm tiêu biểu: (sgk)
+ Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng: Tranh tối tranh sáng( Nguyễn Công Hoan), Mười năm (Tô Hoài)
– Thơ: Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội với cuộc sống mới con người mới, nỗi đau chia cắt đất nước, nhớ thương miền Nam, khát vọng giải phóng. Tác phẩm chính( sgk).
– Kịch: Phát triển mạnh.Tác phẩm: (sgk).
c. Từ 1965 đến 1975.
* Hoàn cảnh lịch sử: Nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nước
* Nội dung: Tập trung khai thác đề tài chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tinh thần yêu nước.
* Thành tựu:
– Văn xuôi: gồm truyện và kí. Tác phẩm:(SGK). Nội dung: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa con người Việt Nam anh dũng kiên cường, bất khuất.
– Thơ: Đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người VN, đề cập tới sứ mệnh lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.Tác phẩm: SGK.
– Kịch: Có nhiều thành tựu.
– Lí luận, phê bình: nhiều công trình có giá trị.
⇒ Có thể khái quát lại những thành tựu văn học đã đạt được:
+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng
– Những thành tựu lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác đặc biệt là sự xuất hiện của những tác phẩm lớn mang tầm thời đại
d. Văn học vùng địch tạm chiếm.
– Có hai thời điểm:
+ Dưới chế độ thực dân Pháp(1945-1954).
+ Dưới chế độ Mĩ – ngụy(1954-1975).
– Chủ yếu là xu hướng văn học tiêu cực phản động, xu hướng chống phá cách mạng, xu hướng đồi trụy.
– Bên cạnh đó cũng có xu hướng văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng.
3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
a. Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
– Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ cách mạng.
– Văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị.
– Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm) → Tạo nên diện mạo riêng cho nền văn học giai đoạn này.
b. Nền văn học hướng về đại chúng.
– Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, phục vụ vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác.
– Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động.
– Dung lượng ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi: Đề tài đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân , ở lẽ sống và tình cảm lớn. Lời văn mang giọng điệu ngợi ca trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.
* Cảm hứng lãng mạn: là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Thể hiện: Trong việc khẳng định lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
⇒ Khuynh hướng sử thi kết hợp cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
– Chiến tranh kết thúc, mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Từ 1975 đến 1985 đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách.
– Từ 1986 với công cuộc đổi mới nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền văn học cũng có nhiều đổi mới phù hợp.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu.
– Sau 1975 thơ không tạo được sự lôi cuốn như ở giai đoạn trước, xuất hiện một số trường ca( SGK), một số tập thơ có giá trị( SGK). Các nhà thơ thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều.
– Văn xuôi có nhiều khởi sắc, đầu những năm 80 tạo được sự chú ý của người đọc(SGK).
– Từ 1986 văn học bước vào chặng đường đổi mới: gắn bó cập nhật những vấn đề của đời sống hằng ngày đặc biệt là phóng sự.
– Kịch nói phát triển mạnh
III. Kết luận.
– Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đặc điểm cơ bản…
– Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, Văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
– Văn học Việt Nam 1945- 1975 kế thừa và phát huy truyền thống : nhân đạo, yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Tuy nhiên còn một số hạn chế.