thao-tac-lap-luan-binh-luan.jpg

Soạn bài: Thao tác lập luận bình luận

Thao tác lập luận bình luận

I. Tìm hiểu chung  về thao tác lập luận bình luận:    

1. Khái niệm:

a. Bình luận:

– Các hoạt động bình luận: bình luận thời sự, bình luận thể thao, quân sự…

– Đặc điểm chung: Đưa ra ý kiến, đánh giá riêng của người bình luận; Đều nhằm nói với những người ít nhiều có hiểu biết về vấn đề đó; nhằm thuyết phục người nghe tin vào sự đánh giá của mình.

– Bình luận: là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học…

b. Lập luận bình luận:

 – Để có một lâp luận bình luận người viết phải làm công việc bình luận. Song để hình thành một lâp luận bình luận người viết phải tiến hành lập luận, nghĩa là phải có lí lẽ, dẫn chứng và tổ chức chúng theo một trình tự hợp lí nhằm làm rõ ý kiến của mình và thuyết phục người nghe.

– Khái niệm: Lâp luận bình luận là một kiểu lập luận nhằm đề xuất và thuyết phục người khác tán đồng với ý kiến của mình.

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

1. Mục đích:

Để đánh giá (xác định phải, trái, đúng, sai, hay, dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến).

2. Yêu cầu:

– Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

– Lập luận để khẳng định được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.

3. So sánh: bình luận với giải thích, chứng minh.

– Giống nhau: đều là các thao tác lập luận cần thiết trong việc tạo lập văn bản.

– Khác nhau:

+ Bình luận: Đề xuất, thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến (đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.

+ Giải thích: dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu một vấn đề nào đó.

+ Chứng minh: dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

⇒ Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống của con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo thao tác này.

II. Cách bình luận:

Một bài bình luận cần có các bước sau:

– Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực.

– Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận.

+ Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mình chắc chắn là sai.

+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề cần bình luận.

+ Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí.

– Bước 3: bàn về vấn đề cần bình luận.

+ Thái độ, hành động, cách giải quyết trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống…

+ Ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) bình luận có thể gợi ra.

• Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập:

1. Bài tập 1:

Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay là kết hợp giữa giải thích và chứng minh vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau.

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

2. Bài tập 2 và 3: Học sinh về nhà giải quyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang