nghi-luan-nhiem-vu-cua-van-nghe-doi-voi-cuoc-song

Nghị luận về nhiệm vụ của văn nghệ đối với cuộc sống: Mỗi trang sách đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.

Mỗi trang sách đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.

Nhà văn Andre Gide  từng nói: “Văn nghệ không làm, hay không phải chỉ làm công việc một tấm gương… Văn nghệ không phải chỉ bắt chước, chỉ chép lại. Văn nghệ còn phải bảo cho người ta biết những điều người ta chưa biết, phải đi trước thời đại, phải sáng tạo”. Còn Tô Hoài lại cho rằng: “Mỗi trang sách đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.

Hãy suy nghĩ về hai quan điểm trên.


1. Giải thích:

+ Ý kiến của Tô Hoài “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời“: Nghĩa là trên mỗi trang viết, người đọc phải thấy được dấu ấn, hình ảnh của thời đại mà nhà văn đang sống. Nói cách khác, văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống.

+ Ý kiến của Andre Gide “Văn nghệ không làm – hay không phải chỉ làm công việc một tấm gương: Soi chiếu hiện thực” (công việc một tấm gương). không phải là nhiệm vụ duy nhất của văn học (không phải chỉ làm). Văn học không tái hiện cuộc sống mà nghiền ngẫm cuộc sống. Văn học viết về cuộc sống nhưng không dừng lại với mục tiêu ghi lại hay phản ánh những gì đang diễn ra xung quanh tác giả.

* Nhận định: Hai ý kiến tương phản thoạt nhìn có vẻ tương phản nhưng thực chất là bổ sung cho nhau. Tô Hoài đề cập đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Andre Gide giúp ta hiểu rõ hơn mối quan hệ ấy. Ông chỉ ra, sao chép cuộc sống không phải mục đích hướng đến của văn học. Tác phẩm văn học còn dung chứa tâm tình, nỗi niềm, bức thông điệp, sự sáng tạo, …

2. Bàn luận – chứng minh:

+ Nhiệm vụ của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là phản ánh đời sống. Nhà văn sáng tạo ra văn bản học những quan sát, trải nghiệm thực tế. Sẽ không thể nào có một tác phẩm hoàn toàn thoát ly với cuộc đời. Chính vì vậy, đến với văn học là đến với cuộc đời. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. Chính vì vậy. Không sự hư cấu nào trong tác phẩm hoàn toàn không dựa trên cơ sở thực tế.

+ Nếu nhiệm vụ của văn học đơn thuần là ghi chép lại những gì đang diễn ra trong cuộc sống, hẳn văn học không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này như báo chí. Sự tồn tại của văn học vì vậy trở thành vô nghĩa. Sức sống của văn học là ở chỗ qua những trang văn, ta cảm nhận được cách nhìn, cách đánh giá, tâm tình, nỗi niềm, bức thông điệp,… của nhà văn với cuộc sống. Nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người, làm cho thế giới tâm hồn con người chở nên phong phú, sâu sắc…

+ Nội dung của tác phẩm không phải chỉ là hiện thực được phản ánh mà còn là tư tưởng tình cảm của nhà văn. Không thể xem nhẹ yếu tố nào trong hai yếu tố này

3. Chứng minh bằng những trải nghiệm từ việc đọc:

Học sinh từ việc cảm nhận các tác phẩm đã học mà chỉ ra tính đúng đắn trong ý kiến của Tô Hoài và Andre Gide.

4. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

+ Hai nhận định đã cho thấy, văn học luôn song hành cùng con người trên hành trình cuộc sống. Văn học phản ánh hiện thực. Nhưng hiện thực trong văn học không chỉ là hiện thực của cái được mô tả mà còn là hiện thực tâm tình, tư tưởng của nhà văn.

+ Văn học thuộc về phạm trù của cái đẹp. Một tác phẩm chân chính bao giờ cũng là sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Bên cạnh những quan tâm tới nội dung phản ánh của tác phẩm, chúng ta cảm thấy tầm quan trọng của nghệ thuật phản ánh. Chỉ  khi có sự thống nhất giữa nội dung và nghệ thuật, tác phẩm mới thực sự là tác phẩm giá trị.

+ Để viết được những trang văn vừa dồi dào chất hiện thực vừa có chiều sâu tư tưởng, tình cảm, nhà văn hẳn phải có tấm lòng tha thiết với đời, khả năng quan sát tinh tế và tầm trí tuệ uyên thâm.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định rằng: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Thật vậy, văn học chính là “tấm gương” phản ánh cuộc sống con người và thời đại lịch sử. Văn học xuất hiện với sứ mệnh ghi chép, phản ánh đời thực bằng ngôn từ để từ đó nhắn nhủ. gửi gắm đến bạn đọc về một điều gì đó. Bàn về vai trò của văn hộc, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Mỗi trang văn đểu soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Còn nhà văn Andre Gide thì nói: “Văn học không làm – hay không phải chỉ làm công việc của một tấm gương”. Vậy, hai nhận định trên liệu có đồng nhất hay chăng?

Trước hết ta cần hiểu rõ thông điệp toát lên từ lời nhà văn Tô Hoài – cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Thời đại mà nó (tác phẩm) ra đời” có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu đơn giản nhất về “thời đại” chính là bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời được thể hiện vào trong tác phẩm văn học, là những sự kiện lịch sử, những biến đồi về mặt chính trị xã hội mà người nghệ sĩ đã quan sát và lồng ghép vào trang văn cùng với những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh đó, “thời đại” của tác phẩm vãn học còn được hiểu rằng: trong mỗi giai đoạn nhất định, trong sáng tác văn học chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau có the có những nét chung nào đó về tư duy nghệ thuật và kì thuật biểu hiện. Dù mồi người có một “gương mặt” riêng, song tất cả đều làm nên diện mạo chung của giai đoạn văn học đó (chẳng hạn Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945; Phong trào Thơ mới 1932 – 1945…). Chức năng của văn chương là hướng con người tới ánh sáng cùa chân – thiện – mỹ, mà muốn cảm hóa con người thì phải xuất phát từ chính con người. Suy cho cùng Tô Hoài muốn nói với chúng ta ràng: văn chương chăng những phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn ghi dấu ấn về thời điểm lịch sử, xã hội ngay lúc tác phẩm văn học ra đời. Điều này rõ ràng là đúng!

Song, nhà văn Andre Gide lại nói: “Văn học không làm – hay không phải chỉ làm công việc cùa một tấm gương”. Nhận định này thực chất rất dễ hiểu, “Công việc của một tấm gương” có thể được hiểu rằng công việc “soi bóng”, sao chép hoàn toàn hình ảnh thật của con người, con vật, đồ vật… mà không hề có sự biến tấu nào cả. Tác giả nhấn mạnh văn học không phải (“không làm – hay không phái chỉ làm”) tấm gương bê nguyên xi hiện thực cuộc sống con người vào trong tác phấm một cách thô thiển, cứng nhắc. Hiện thực cuộc sống khi đi vào tác phẩm phải được lọc qua lăng kính tâm hồn của người nghệ sĩ. Hiện thực phải hiện lên đầy chất nghệ thuật cùng với những tư tưởng nhân sinh mà nhà văn gửi gắm chứ không phải chỉ là một bản sao.

Văn học không sao chép hiện thực cuộc sống. Văn học chỉ bắt nguồn từ đời sống con người rồi từ đó người nghệ sĩ thăng hoa trên câu chữ, hiện thực được lồng ghép vào tác phẩm một cách nghệ thuật và đầy ẩn ý. Mỗi nhà văn phải biết chắt lọc những gì tinh túy nhất của cuộc sống, phải chọn cho mình một đôi mắt để ngắm nghía, khám phá, để họa nên những câu chữ mang ý nghĩa thật sự. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ phải đứng trên mảnh đất hiện thực, phải cảm và thấu đời, hay nói cách khác, khi đứng trước một vấn đề bức thiết, anh không thể chỉ khoanh tay đứng nhìn, cái anh cần làm là cải tạo xã hội, đưa ra hướng đi, hướng giải quyết cho vấn đề ấy. Andre Gide đã đề cao vai trò cua hiện thực cuộc sống trong tác phẩm văn học, đồng thời cũng nhắc nhở người nghệ sĩ không được sao chụp đời sống con người mà phải biến nó thành những hình tượng nghệ thuật có khả năng tái sinh trong tâm hồn người đọc, gắn liền với những quan niệm quý báu.

Hai nhận định trên tuy bề ngoài có vẻ như đối chọi nhau, nhưng thực chất lại bồ sung cho nhau làm nên đặc trưng của văn học. Tô Hoài đề cập đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Andre Gide giúp ta hiểu rõ hon mối quan hệ ấy. ông chỉ ra, sao chép cuộc sống không phải mục đích hướng đến của văn học. Tác phẩm văn học còn dung chứa tâm tình, nỗi niềm, bức thông điệp, sự sáng tạo, … Nói một cách khách quan nhất: văn học phải thể hiện được dấu ấn cúa thời đại mà tác phẩm ra đời, phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhưng không được mô phỏng lại hiện thực trần trụi, thô ráp một cách nhạt nhẽo. Trên hết tác phẩm vẫn phải mang tính nghệ thuật, thể hiện sự công phu, khéo léo và dụng công sáng tạo của người nghệ sĩ.

Ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bài thơ “Đồng chí” của Chính Hừu nhanh chóng tạo được tiếng vang trong giới độc giả, trở thành bài thơ “bỏ túi” của anh bộ đội Cụ Hồ trên đường ra mặt trận và sống mãi cho đến ngày hôm nay. Chính Hữu vốn là một người lính hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, bởi thế mà thơ ông mang hơi thở của chiến trường, mang đậm chất lính của những anh bộ đội Cụ Hồ, những chiến sĩ giải phóng quân với phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho khí phách, lí tưởng của con người Việt Nam thời chinh chiến. Bài thơ “Đồng chí” đáp ứng được những yêu cầu mà Tô Hoài và Andre Gile đặt ra ở hai quan niệm tưởng chừng như mâu thuẫn trên.

“Đồng chí” là bài thơ đã “soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Bài thơ được Chính Hữu viết vào đầu năm 1948 (cùng thời điểm với những bài thơ bất hủ khác như “Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm. “Tây Tiến” của Quang Dũng), sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ viết về một sự kiện lịch sử có thật trong lịch sử dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. “Đồng chí” vừa mang cảm xúc của “cái tôi” cá nhân. Nhưng cá nhân ấy lại hòa vào dòng người trên những nẻo đường ra mặt trận, từ sự dấn thân của Chính Hữu, bài thơ mang đậm hào khí của một lớp người thời đại: vừa mang tính độc đáo của một tâm trạng riêng, vừa mang cảm xúc chung của những con người trong hoàn cảnh mới. Tất cả đã tạo nên một “Đồng chí” riêng biệt, độc đáo, không hòa lẫn cùng những bài thơ cùng thời đại trong nền thơ kháng chiến.

Chính Hữu đã phản ánh chân thật đời lính, qua đôi mắt của một nhà thơ quân đội, người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên với những nét hiện đại, mang dáng dấp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Trong số ít các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến, Chính Hữu là gương mặt tiêu biểu với cảm xúc thơ dâng trào, với sự dày dặn, đặc sắc về mặt nghệ thuật. Bài thơ “Đồng chí” không mang đậm tính tuyên truyền như những bài thơ khác, ngược lại nó rất nghệ thuật, rất độc đáo. Chính Hữu không chọn cách ghi lại khói lửa của chiến tranh, những hi sinh mất mát mà khéo léo đề cập đến tình đồng chí của những người lính, từ đó khắc họa chân dung người lính Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong lòng mỗi người.

Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp của sự dũng cảm, anh hùng, bất chấp mọi gian khổ, thử thách, sẵn sàng xả thân vì lí tưởng cứu nước, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tuy các anh ra đi từ những miền quê khác nhau, người thì nơi “nước mặn đồng chua”, người thì chốn “đất cày lẽn sỏi đá”. Họ chẳng hề quen biết trước, chẳng phải anh em ruột thịt, chẳng cùng xứ sở quê hương. Tuy nhiên những người lính này đã gặp nhau và tụ nghĩa dưới ngọn cờ cách mạng bởi trái tim yêu nước đỏ rực, bởi sự tự nguyện ra đi vì lời thề thiêng liêng: “Quyết tử cho Tồ quốc quyết sinh”.

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đủ
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chăng hẹn quen nhau”

Ra đi từ những miền quê nghèo khó của đất nước, ở đấy có “gian nhà không”, có “giếng nước gốc đa”. Tất cả thật quen thuộc và bình dị, gần gũi và thiêng liêng. Theo tiếng gọi của non sông, các anh đã giã từ quê hương lên đường đi kháng chiến. Hôm qua là nông dân chân lấm tay bùn, hôm nay đã trớ thành người lính dũng cảm.

Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp thật giản dị, chân chất của những anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Những nét đẹp ấy được thể hiện qua hồn thơ mộc mạc. dân dã của Chính Hữu:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Không mang vẻ đẹp kiêu kì “nhất khứ bắt phục hoàn” (một đi không trở lại), cũng không được thể hiện qua việc xem cái chết nhẹ tựa lông hồng như các tráng sĩ thuở trước. Song người lính trong bài “Đồng chí” lại có tấm lòng đổi với đất nước thật cảm động. Giặc Pháp đến giày xéo quê hương, các anh đi kháng chiến, gửi lại làng quê những gì gắn bó nhất, thân thương nhất: mảnh ruộng, ngôi nhà. Tình yêu nước hiện lên tuy giản dị mà sâu nặng biết bao. Ngay cá nỗi nhớ về quê hương cũng được biểu hiện cụ thể và cảm động. Nghệ thuật hoán dụ “gian nhà không”, “giếng nước gốc đa” và phép nhân hóa “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” được Chính Hữu sự dụng để bộc lộ nỗi nhớ quê hương của những người ra đi và sự mong đợi của những người ở lại. Nhưng tình cảm riêng tư bấy giờ chẳng đáng là gì, các anh vẫn dứt khoát ra đi bởi tình yêu nước còn nồng cháy hơn bội phần.

Cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, nguy hiểm. Trước những gian khổ thiếu thốn đó, người lính đã mạnh mẽ vượt qua. Chính Hữu nhắc đến những điều đó bằng những chi tiết thật cụ thể. chân thật:

“Anh với tỏi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Ảo anh rách vai
Ouần tôi có vài mành vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay năm lấy bàn tay”

Dường như giọng thơ chùng xuống khi Chính Hữu nhắc về những gian khó thời chiến. Đó là căn bệnh sốt rét rừng khó ai có thể tránh khỏi – nỗi lo sợ lớn nhât của người lính, hơn cả bom đạn quân thù. Nhiều thi sĩ đã nhắc đến căn bệnh này trong thơ một cách xúc động, với Tố Hữu là “Giọt giọt mồ hôi rơi – Trên má anh vàng nghệ” (“Cá nước”), với Quang Dũng là “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” (“Tây Tiến”)…còn với Chính Hữu lại là “từng cơn ớn lạnh”, “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Những chi tiết này khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà người lính phải đối mặt khi đi chiến đấu. Bên cạnh đó còn là sự thiếu thốn về vật chất: “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mánh vá”, “chân không giày”. Đời lính hiện lên đầy gian khó! Thế nhưng vẻ đẹp của người lính trong bài thơ được tác giả tập trung ở tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. Đó là một tình cảm lớn khiến họ từ xa lạ hóa thân quen (“đôi tri kỉ”). Sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh, coi thường những gian khổ, hi sinh. Chỉ cần “Thương nhau tay nám lấy bàn tay” trao nhau hơi ấm, sức mạnh là có thê chống chọi được với cơn “sốt run người”, với những ngày lạnh lẽo “buốt giá”, với những đêm phục kích chờ giặc ở “rừng hoang, sương muối”.

Quả thật Chính Hừu đà tái hiện lại hiện thực khốc liệt, gian khó mà người lính phải đối mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hiện thực ây hiện lên sông động, bình dị, đời thường nhưng cũng vô cùng xúc động, có khả năng in sâu vào lòng người. Chính tình càm. suy nghĩ, tác phong sống giản dị và sự dũng cám của người lính đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn. Họ thật sự là những người bình thường nhưng không hề tầm thường. Người lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí” là những người anh hùng của thời đại. sống nghĩa tình, hồn nhiên cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ỏ một khía cạnh khác, “bủng dáng thời đại” trong bài thơ “Đồng chí” còn được thể hiện ờ những đặc trưng cúa thơ ca Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà Chính Hữu nỗ lực thể hiện. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp hiện thực để phàn ánh đời sống chiến đấu, không hướng tới những cái phi thường tuyệt mĩ mà tô đậm những cái bình thường, có thật nhưng đầy tính nghệ thuật. Đặc biệt là thơ giàu nhạc tính, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cô đọng nhưng vô cùng biểu cảm.

Ra đời năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê – cây bút nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn máu lửa – lại thể hiện được những đặc trưng về thời đại mà nó ra đời và hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Lê Minh Khuê cũng là một trong những thanh niên xung phong thời chống Mĩ nên bà hiểu được hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người thanh niên trên đường Trường Sơn. Qua những trang văn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên bức tranh chân thực, cảm động về cuộc kháng chiến chống Mĩ và hình tượng những thanh niên xung phong tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam những ngày đất nước có giặc.

Cũng như bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, truyện ngán “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng “sơ/ bóng thời đại mà nó ra đời”. Cùng phản ánh thời điểm lịch sử của đất nước với truyện “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc, “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu… Tuy khác nhau ở “chất riêng” cúa mồi nhà văn, song tất cả đã vẽ nên bức tranh chân thật, toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy máu lửa. Tuyến đường Trường Sơn thuở ấy trở thành đối tượng của sự hủy diệt cùa đế quốc Mĩ. Tuyến đường huyết mạch này vốn là nơi mà miền Bắc (hậu phương vững chắc) tiếp tế lương thực, súng ống, đạn dược, chở bộ đội vào Nam (tiền tuyến máu lửa) phục vụ cuộc kháng chiến để nhanh chóng thống nhất đất nước. Lê Minh Khuê đã tái hiện sự phá hoại của bom Mĩ trên tuyến đường này, sự thương vong của những thanh niên xung phong. Bút pháp hiện thực được tác giả sử dụng thật độc đáo.

Bên cạnh đó, truyện đã tái hiện chân thật hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Những con đường chính là đối tượng mà quân Mĩ ném bom phá hoại. Ngay từ những dòng văn mở đầu, dấu ấn về sự phá hoại, hủy diệt đã được Lê Minh Khuê khéo léo nhắc đến: “Đường bị lở loét”, “những thân cây bị tước khô cháy”, “những cây nhiều rễ nằm lăn lóc”, “thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Con đường, cây cối, thùng xe… cũng như con người, cũng bị thương, cũng mang trên mình những vết thương khó mà chữa lành. Thế nhưng chúng vẫn đứng trơ trơ, vẫn có khả năng hồi sinh như con người trong cuộc chiến. Chỉ với chi tiết nghệ thuật ngắn gọn: “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần”, tác giả đã làm nổi rõ sự nguy hiểm của chiến tranh. Những quả bom từ trên cao cứ lần lượt đổ xuống khốc liệt, có quả đã nổ, có quả chưa nố. Tiếng “mảy bay đang ầm ì” trở thành âm thanh quen thuộc mà những thanh niên xung phong nghe được mỗi ngày, dần dần không còn thẩy sợ nữa. Những chi tiết ấy đã nói lên thật nhiều sự khốc liệt của chiến tranh, sự tàn phá của đế quốc Mĩ – một giai đoạn thương đau mà đất nước Việt Nam, con người Việt Nam đang trải qua.

Dấu vết của sự hủy diệt còn hiện hình trên cơ thể con người qua những vết thương. Truyện được kể bằng lời của nhân vật Phương Định – nhân vật chính trong truyện về bản thân mình, về đồng đội mình mà tiêu biểu là Nho và chị Thao. Những vết thương trên cơ thể của Phương Định đã không còn lạ lẫm nừa: “một vết thương chưa lành miệng ở đùi”. Khác với Phương Định, bị thương nhưng “không vào viện quân y”, chị Thao sợ những vết thương chảy máu. Dũng cảm thê nào thì chị Thao cũng là một cô gái, cũng biết sợ hài, cũng giữ trong sâu thẳm tâm hồn những nét mảnh khảnh của một người phụ nừ thực thụ. Đó là “vết sẹo bóng lên” trên khuôn mặt chị sau khi phá bom. Còn với Nho, mặc dù bom nổ khiến Nho bị thương “máu tủa ra từ cánh tay Nho, tủa ra, ngấm vào đất” nhưng vẫn giữ được sự bình tĩnh không hề nao núng: “Không chết đâu”. Quả là gan dạ. Những vết thương tượng trưng cho sự mất mát, cho thương tích mà chiến tranh ác liệt đã gây ra còn con người phải hứng chịu. Tuy nhiên họ đã vượt qua tất cả những nỗi đau, sự mất mát ấy bàng lòng dũng cảm, tình yêu nước thiết tha nồng nàn và những phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên xung phong thời chinh chiến máu lửa.

Hình tượng người thanh niên xung phong với những vẻ đẹp đáng trân trọng được tác giả khắc họa qua nhân vật Phương Định. Trong khói lửa chiến tranh cô gái này vẫn giữ được nét trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. sống giữa mưa bom bão đạn. Phương Định vẫn quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình: “Một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đổi mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, “có cải nhìn sao mà xa xăm”. Lại là con gái Hà Thành, Phương Định mang trong mình nét thanh lịch của người Thủ đô, sự dịu dàng đến đáng yêu: cô yêu âm nhạc, đó là những “hành khúc bội đội hay hát trên nhừng ngả đường mặt trận”, “dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng”, “Ca chiu sa cua Hồng quân Liên Xô” ; cô đầy mơ mộng, thường “bó gối mơ màng” và hát vu vơ; cô cũng thường nghĩ về ngôi nhà nhỏ của mình, về Hà Nội “thiệt xa” trong tâm trí cô… Chính những điều ấy đã giúp Phương Định thêm lạc quan trên bước đường chiến đấu, giúp cô có thêm sức mạnh đối mặt với những gian khổ, hiểm nguy.

Đáng trân trọng, khâm phục nhất ở Phương Định có lẽ là sự dũng cảm, ngoan cường, sự bình tĩnh và phong thái ung dung sẵn sàng vượt lên những khó khăn nguy hiểm. Sau mỗi trận bom Phương Định đều cùng đồng đội lao ra trọng điểm làm nhiệm vụ đo đạc, phá những quả bom chưa nổ. Công việc này rất nguy hiểm và cận kề cái chết, tuy nhiên Phương Định không hề tỏ ra sợ hãi. Điều này được thể hiện qua hành động “đến gần quả bom”1, thái độ “không sợ nữa”, “không đi khom” mà “cứ đàng hoàng mà bước tới”. Khi nghe lệnh, Phương Định thận bò gói thuốc mìn xuống cái lo đã đào, chám ngòi”. Hành động ấy thật dứt khoát, chuẩn xác và không kém sự lo sợ. Khi bom nổ rồi, Phương Định “phủi áo, căng mắt nhìn qua khói” như chưa có chuyện gì xảy ra. Cái chết trong suy nghĩ của Phương Định thật bình thường. Khi phát hiện ra đồng đội (Nho) bị thương, Phương Định chăm sóc chu đáo: “Rưa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng tráng” và rồi pha sữa cho Nho. Rõ ràng ngoài sự dũng cảm. Phương Định còn là cô gái giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, với quê hương, sống ở cái nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết cận kề, cô thanh niên xung phong ấy không cho phép tình yêu thương, tâm hồn mình khô càn đi. Cô mở lòng đón nhận mọi khó khăn gian khổ bàng sự quả cảm được kế thừa từ những người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Cô yêu thương mọi người, hướng về thủ đô yêu dấu.

Nhân vật Phương Định nói riêng và những cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi liên tưởng đến câu thơ của Huy Cận:

“Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ”.

Truyện phản ánh chân thực cuộc chiến đấu đầy gian khồ, hi sinh của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. cụ thể hơn là đời sống chiến đấu của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn mà một thuở Tố Hữu đã ngợi ca ràng: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Tuy nhiên Lê Minh Khuê đã thể hiện câu chuyện về những nữ thanh niên xung phong bằng cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động mang hơi thở của chiến trường và đặc biệt là sự thành công vê miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật cúa nhà văn Lê Minh Khuê.

Hai nhận định trên, một nhận định đề cập đến yếu tố thời đại lịch sử trong tác phẩm văn học, nhận định còn lại đề cập đến “chất văn”, yếu tố nghệ thuật khi phản ánh hiện thực cuộc sống trong văn chương. Xưa nay, văn học luôn gắn với đời sống, mang trong mình hơi thở của sự sống. Ngoài ra, văn chương cũng còn mang trong mình một sứ mệnh cao cả chính là mang ánh sáng cho người đọc. Nhận định của Tô Hoài và Andre Gide đã rất chính xác khi bàn luận về đặc trưng và thiên chức cúa văn chương nghệ thuật đồng thời nêu lên phẩm chất mà mồi nhà văn cân có. Đó chính là tiếng nói riêng, phong cách riêng, phải có một sự “độc đáo”.

Để tác phâm của mình trở thành những kiệt tác, những áng văn thơ bất hu muôn đời, mỗi nhà văn phải trau dồi năng lực viết và thể nghiệm đời sống, cần trau dồi cái tâm và cái tài của mình, phải “trải niềm đau trên trang giấy mong manh”. Nhà văn cần phải hướng ngòi bút của mình về cuộc đời. tác phẩm phải truyền thổi vào lòng bạn đọc nhừng tia sáng cúa niềm tin và hy vọng. Từng câu chữ, lời văn phải len lỏi vào sâu trong tâm khảm mỗi người để nhằm thanh lọc, nâng đỡ và yêu thương. Mặt khác, tác phẩm chính là thành quà cúa sự đồng sáng tạo giữa nhà văn và bạn đọc. Độc giả cần có một khả năng tiếp nhận phong phú, khả năng cắt nghĩa văn bản tốt để có thể hiếu được những vấn đề mà nhà văn đặt ra. Tóm lại, nghệ thuật ngôn từ là hình thức nghệ thuật cấp cao đòi hỏi tác giả phải huy động nhiều thứ để có được đứa con tinh thần tuyệt vời nhất. Dầu sao thì trong sáng tác vẫn đề cao phong cách vàn chương của mỗi nhà văn. dù là “.sơ/ bóng thời đại” hay ”’không phái chi làm công việc của một tam gương”. Phong cách cá nhân và sự sáng tạo luôn là điều mà văn chương cần có. Dấu ấn của phong cách giúp tên tuổi của tác giả in đậm trong lòng người khó có thể mờ phai như cách nói đầy hình ảnh của nhà thơ Lê Đạt:

“Moi công dân đểu có một dạng vân tay
Moi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”.

  • Kết bài:

Mỗi nhận định đều có cái lí của tác giả. và thực tế dòng chảy văn học đã chứng minh được tính đúng đắn của mỗi nhận định, vấn đề trên chẳng những đặt ra những yêu cầu đòi hỏi sự nghiêm túc, công phu và sáng tạo trong quá trình sáng tác văn chương mà còn đặt ra nhiều điều trong vấn đề tiếp nhận văn chương của độc giả. Khi khám phá một tác phẩm cụ thề người đọc cần nắm rõ những đặc trưng về thời đại mà tác phẩm ra đời, đồng thời phải khai thác hết những ẩn ý đằng sau các hình tượng nghệ thuật mà nhà văn cố công xây dựng. Chỉ có như thế chúng ta mới đánh giá khách quan, xác đáng nhất giá trị của tác phẩm văn học mà chúng ta trải nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang