Tìm hiểu về phương pháp thuyết minh

Phương pháp thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

1. Bài văn thuyết minh cần đạt các yêu cầu sau :

– Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng một cách trung thực, chính xác, khách quan.
– Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động.
– Trình tự thuyết minh phải hợp lí, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc.

2. Muốn viết được văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu còn cần phải có những phương pháp thuyết minh phù hợp.

3. Khi có tri thức và có nhu cầu thuyết minh cho người khác hiểu về đối tượng thì ta cần phải có những phương pháp thuyết minh phù hợp để hiện thực hoá tri thức và nhu cầu thành bài văn.

Phương pháp thuyết minh bao giờ cũng là công cụ để phục vụ cho một mục đích thuyết minh nào đó. Nói cách khác: Mục đích thuyết minh thường được hiện thực hoá thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh, còn các phương pháp thuyết minh bao giờ cũng gắn liền với một mục đích thuyết minh cụ thể.

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học.

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Phương pháp liệt kê
+ Phương pháp nêu ví dụ
+ Phương pháp dùng số liệu (các con số cụ thể)
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp phân loại, phân tích.

* Đoạn 1 :
a. Mục đích thuyết minh : công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn
b.Phương pháp thuyết minh : liệt kê, giải thích.
c.Tác dụng : đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục.

* Đoạn 2 :
– Mục đích thuyết minh : lí do thay đổi bút danh của Ba- sô
– Phương pháp thuyết minh : phân tích, giải thích.
– Tác dụng : cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ, thú vị

* Đoạn 3 :
– Mục đích thuyết minh : giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào
– Phương pháp thuyết minh : nêu số liệu và so sánh.
– Tác dụng : hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh

* Đoạn 4 :
– Mục đích thuyết minh : gúip người đọc hiểu về một số loại hình nghệ thuật dân gian.
– Phương pháp thuyết minh : phân tích, giải thích.
– Tác dụng : cung cấp những hiểu biết mới, thú vị.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích
– Với câu ‘’Ba – sô là bút danh’’ tức là tác giả đã chú thích cho xưng danh ‘Ba- sô’. trường hợp này có thể viết như sau : ‘ Ba – sô là bút danh của một thi sĩ nổi tiếng’
– Khi sử dụng phương pháp định nghĩa, tác giả sẽ viết : ‘ Ba – sô là một thi sĩ nổi tiếng’. Trường hợp này chúng ta sẽ phân biệt được với các nhà thơ, nhà văn khác.
→ Phương pháp chú thích: Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng; có tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hoá văn bản và phong phú cách diễn đạt.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả.
– Trong hai mục đích đã nêu trong (SGK) thì mục đích (1) là chủ yếu vì đây mới chính là bức ’ chân dung tâm hồn’ của thi sĩ Ba – Sô
– Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân – quả với nhau vì từ niềm ‘say mê’ cây chuối (nguyên nhân) mới dẫn đến việc ra đời (kết quả) bút danh Ba – sô.
– Các ý được trình bày hợp lý, sinh động và rất bất ngờ, thú vị, hấp dẫn.

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.

– Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lực chọn phương pháp thuyết minh
– Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh, phương pháp thuyết minh còn phải góp phần sinh động hoá văn bản thuyết minh để gây hứng thú cho người đọc.

* Ghi nhớ : (SGK)

IV. Luyện tập

Bài tập 1 : Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn.
a. Phương pháp chú thích
Hoa lan đã được người phương Đông tôn là ‘’Loài hoa vương giả’’
Còn với người phương Tây thì … các loài hoa’
b. Phương pháp phân tích, giải thích
‘Hoa lan thường được chia thành hai nhóm…’
c. Phương pháp nêu số liệu
‘Chỉ riêng 10 loài hoa…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang