Soạn bài: Luyện tập về Phép điệp và phép đối

luyen-tap-phep-diep-phep-doi-10781-2

Phép điệp và phép đối

I. Luyện tập về phép điệp

1. Luyện tập nhận biết: Bảng phụ 1

2. Thực hành

a. Xét ngữ liệu (1) (2). Sgk/124:
-Ngữ liệu 1
-Điệp ngữ: nụ tầm xuân, cá mắc câu, chim vào lồng.
-Lặp “nụ tầm xuân”:nhấn mạnh ý nghĩa, hình ảnh của người con gái đang vào độ tuổi trăng tròn, tạo cảm xúc nuối tiếc của chàng trai.
-Nếu thay thế: Nụ tầm xuân->hoa tầm xuân:
+ ý thay đổi: nụ chỉ người con gái ở tuổi trăng tròn, hoa chỉ chung người con gái.
+ nhịp điệu, âm thanh thay đổi
→ không thể thay thế được
-Lặp “chim vào lồng, cá cắn câu” -> nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng, hoàn cảnh, tình thế phụ thuộc, sự day dứt, tiếc nuối của cô gái->bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

-Ngữ liệu (2):
+ Câu 1: nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và môi trường sống
+Câu 2: khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì sẽ có ngày thành đạt.
+ Câu 3: khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ, đạo lí làm người trong so sánh.
->lặp các từ : gần, thì, có, vì nhằm nhấn mạnh hay so sánh, không gợi hình ảnh và biểu cảm
-> Lặp từ

b.Kết luận
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (từ, cụm từ, câu, có khi là vần và nhịp) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

* Lưu ý: cần phân biệt được hiện tượng lặp từ và phép điệp tu từ. Chỉ khi nào người viết có dụng ý nhấn mạnh cảm xúc, gợi hình ảnh, và dụng ý đó được người đọc có thể tiếp nhận thì cách biểu đạt đó mới thực sự là những phép điệp tu từ

II. Luyện tập về phép đối

1. Luyện tập nhận biết: Dùng bảng phụ (phiếu học tập 2)

2. Thực hành

Bài tập 1.

a. Dùng bảng phụ (phiếu học tập 3)

b. Ở ngữ liệu (3) : Phép đối có giữa 2 vế của câu lục bát trong cặp câu thơ lục bát (sử dụng cách đối bổ sung)
– Ở ngữ liệu (4) : Phép đối diễn ra giữa hai dòng (theo kiểu câu đối)

-HS trả lời nhanh:
Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):
+ Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):
+ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
+Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi.
+Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,/Voi uống nước, nước sông phải cạn.
+Truyện Kiều: Biết bao bướm lả, ong lơi/ Cuộc vui đầy tháng, trận cười suốt đêm/ Dập dìu gió lá cành chim/Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
+Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
+Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn tìm đến chốn lao xao
-HS trả lời câu hỏi

=>Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ (cụm từ và câu ) tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu… ở vị trí cân xứng nhau để tạo ra những câu văn có sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, cộng hưởng về ý nghĩa.

2. Bài tập 2:

a. Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên.
b. Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu lên những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đúc.
Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.