Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận chứng minh

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MNIH

I. Tìm hiểu đề và tìm ý:

Cần tìm hiểu đề để xác định kiểu bài (nghị luận chứng minh hay nghị luận giải thích) và đối tượng nghị luận.

– Xác định kiểu bài:

+ Nghị luận chứng minh được thể hiện qua các yêu cầu: hãy chứng minh, hãy làm sáng tỏ, …

+ Nghị luận giải thích được thể hiện qua các yêu cầu: hãy giải thích, hãy làm cho, hiểu rằng, …

– Xác định đối tượng: Đối tượng nghị luận có thể là một tư tưởng đạo lí nào đó (Ăn quả … trồng cây, uống nước nhớ nguồn), … một hiện tượng xã hội (vứt rác bừa bãi,…), hoặc một tác phẩm văn học nào đó (chứng minh cái hay, cái đẹp của tác phẩm, giải thích một nhận định nào đó về tác phẩm, …).

II. Tìm ý và lập dàn ý:

Tìm y:

– Với đề văn nghị luận chứng minh, để tìm ý có thể trả lời các câu hỏi:

+ Vấn đề mà đề bài đưa ra có ý nghĩa gì?

+ Vấn đề ấy được thể hiện như thế nào (trong đời sống, trong văn học, trong quá khứ, ở hiện tại và tương lai, …)?

+ Từ những điều trên, ta có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống?

– Với đề văn nghị luận giải thích, để tìm ý có thể trả lời các câu hỏi:

+ Vấn đề mà đề bài đưa ra có ý nghĩa gì?

+ Tại sao lại như vậy?

+ Muốn như vậy, ta cần phải làm gì?

Lập dàn ý:

– Dàn ý bài văn nghị luận chứng minh:

* Mở bài:

+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề cần chứng minh; nếu có câu tục ngữ, ý kiến đánh giá, … thì cần trích dẫn.

+ Khẳng định vấn đề đó đã được thực tế chứng minh.

* Thân bài:

+ Giải thích ngắn gọn ý nghĩ vấn đề (chẳng hạn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Có chí thì nên, …).

+ Dùng những dẫn chứng kết hợp việc phân tích dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh.

* Kết bài:

+ Khẳng định tính đúng đắn của điều vừa chứng minh

+ Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.

III. Viết thành bài văn:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang