on-tap-tong-hop-cuoi-nam-lop-7-15233-2

Đề ôn tập tổng hợp cuối năm – SGK Ngữ văn 7

Ôn tập tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7

ĐỀ BÀI 1

I. Trắc nghiệm (2.5đ)

1. Điển câu trả lời vào phần chấm :

a. Nhà thơ nào được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ)?……………………. .’.

b. Nhà thơ nào dược mệnh danh là Thi Thánh (Thánh thơ)?…………….

c. Nhà thơ nào được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm ?…………………………

d. Bài thơ nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc?

(Viết tên Hán Việt)……………………………………………………………………………..

2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đẩu cầu trả lời đúng nhất.

1. Trong những bài thơ sau dây, bài thơ nào không sử dụng thể thơ thất ngổn tứ tuyệt?

A – Nam quốc sơn hà.

B – Bánh trôi nước.

C – Thiên Trường vãn vọng.

D – Tĩnh dạ tứ.

2. Cảnh tượng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” là cảnh như thế nào?

A – Tràn đầy sức sống.

B – Thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.

C – Tươi tắn, sinh động.

D – Hùng vĩ, thơ mộng.

3. Điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Qua Đèo Ngang’ và “Bạn đấi chơi nhà” là gì?

A – Đều tập trung thể hiện nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà da diết của hai tác giả.

B – Hai nhà thơ đểu nói vổ cảnh ngộ nghèo khổ của niình.

C – Đều sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, kết thúc bài thơ bằng cụm từ “ta với ta”.

D – Cả hai bài đều có những cách tân trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ trang nhã vào thể thơ thất ngôn bát cú Đưòng luật.

4. Qua việc miêu tả thiên nhiên thác núi Lư, em thấy Lí Bạch là ngưòi như thế nào?

A – Người có trí tưởng tượng phong phú, tài hoa.

B – Tâm hồn lãng mạn, phỏng khoáng

C – Yêu thiên nhiên dất nước tha thiết.

D – Cả ba đáp án trên.

5. Nghệ thuật đăc sắc nhất của trích đoạn “Sau phút chia ly” là gì?

A- Sử dụng hình ảnh mang tính ước lộ.

B – Biện pháp diệp ngữ phong phú.

C – Sử dụng thể thơ song thất lục bát.

D – Sử dụng thủ pháp dối lập.

6. Qua hình ảnh chiếc bánh ưôi nước ưong bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

 A – Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hổn người phụ nữ, cảm thông với số phận đau khổ của họ.

B – Trân trọng một món ăn dân dã đậm đà, bản sắc dân tộc.

C – Khẳng định văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.

D – Nhận xét vẻ vóc dáng nhỏ bé của người phụ nữ Việt Nam.

II. Tự luận (7.5đ)

Câu 1 (3.5d) : Cảnh thác nước núi Lư trong bài “Xa ngắm thác núi Lư” là một cảnh như thế nào ? Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh thác nước đó theo trí tưởng tượng của em.

Câu 2: (4.0d)

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Hai câu thơ trên bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì? Cách bộc lộ như vậy có gì độc đáo và sâu sắc?

ĐỀ BÀI 2

Câu 1 (2đ): Khoanh tròn vào chữ cái dứng đẩu câu trả lời đúng nhất.

1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy?

A – Thung lũng.

B – E lộ.

C – Chùa chiền.

D – Thăm thẳm.

2. Trong các từ sau dây, từ nào là từ ghép đẳng lập?

A – Phụ mẫu

B – Bút chì.

C – Đại thần.

D – Mặt biển.

3. Các từ ghép Hán Việt: Ái quốc, thủ phạm, chiến thắng, thủ môn… dưới đây có đặc điểm gì nổi bật?

A – Đây đều là những từ ghép đẳng lập.

B – Đây đều là những từ ghép chính phụ cố yếu tố chính đứng bước, yếu tố phụ đúng sau.

C – Đây đều là những từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

5. Cặp quan hệ từ: “bao nhiêu… bấy nhiêu…” trong câu ca dao dưới đây được dùng để làm gì?

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.”

A – Dùng dể hòi về số lượng

B – Dùng để trỏ số lượng.

C – Dừng dể hỏi người

D – Dùng để trỏ người.

Câu 2 (2.5đ): Tìm từ đồng âm có chứa tiếng sau đây, sau đó đặt câu với những từ ngữ vừa tìm được.

– Đồng

– May.

– Đậu

Câu 3 (1.0đ): Gạch chân dưới các từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

“Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gẫm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng vẫn luôn hướng vể Tổ quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc.”

Câu 4 (1.5đ): Gạch chân dưới từ Hán Việt được sử dụng trong những câu văn dưới đây và cho biết từ Hán Việt đó mang lại sắc thái gì cho câu vãn?

  1. Vua Hùng vô cùng lo sợ, sai sứ giả đi khắp mọi nơi tìm người hiền tài ra đánh giặc đế cứu dân, cúu nước.
  2. Anh ấy đã được đưa vào phòng phẫu thuật.
  3. Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Câu 5 (3.0đ): Viết một đoạn văn ngắn nói lên tình cảm em dành cho quê huơng (hoặc mái trường) có sử dụng 2 cặp từ trái nghĩa. Gạch chân dưới những từ trái nghĩa đó.

ĐỀ BÀI 3

Câu 1(2.25đ): Gạch chân dưới câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó:

– Tiếng đưa hiu hắt bên lòng.
Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn…

(Thế Lữ – Tiếng sáo Thiên Thai)

– Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

– Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạ. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

– Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.

Câu 2 (2.25đ): Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các trường hợp sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung cho câu ý nghĩa gì?

–  Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

– Bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm, ông cha ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nưóc đã làm nên súc mạnh nhân nghĩa Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù cường bạo.

– Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra nhiều mành nhỏ.

– Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.

Cấu 3(2.5đ): Trong các trường hợp dưới đây, trưòng hợp nào là câu rút gọn? (Gạch chân dưới câu rút gọn). Cho biết thành phần nào của câu bị rút gọn? Khôi phục lại thành phần bị rút gọn đó. Theo em, việc sử dụng câu rút gọn trong những trường hợp dưổi đây có tác dụng gì?

– Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.

– Của đáng mười nhưng chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa.

– Vẳng nghe tiếng ếch bên tai.
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Câu 4 (3d): Viết đoạn văn (dài khoảng 5-7 dòng) về chủ đề quê hương có sử dụng 2 câu đăc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt đó.

ĐỀ BÀI 4:

Câu 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đứng dầu câu trả lời đúng nhất.

1. Dòng nào dưới dây không nôu lên luận điổm của văn bản Tinh thán yêu nước của nhân dân ta?

A – Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

B – Lịch sử ta cố nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chúng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

C – Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

D – Chúng ta cố quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời dại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

2. Đặc sắc vẻ nghệ thuật của văn bản Tinh thẩn yêu nước của nhân dãn ta là gì?

A – Sử dụng hệ thống dẫn chúng cụ thể, phong phú, trình tự sắp xếp dẫn chứng rất hợp lý và khoa học.

B – Sử dụng thủ pháp liệt kê một cách phong phú, da dạng

C – Sử dụng nhiểu hình ảnh so sánh dặc sắc, cách diễn đạt giản dị, dẻ hiểu, giọng vãn sinh động, truyén cảm, giàu sức thuyết phục.

D – Cả ba ý trân.

3. Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh cái hay, cái đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào?

A – Ngữ âm, từ vựng.

B – Ngữ pháp, ngữ âm.

C – Từ vựng, ngữ pháp.

D – Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

4. Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã sử dụng những thao tác nghị luận nào?

A – Chứng minh, giải thích.

B – Giải thích, bình luận.

C – Chúng minh, bình luận.

D – Chúng minh, giải thích, bình luận.

5. Các dẫn chứng trong bài Đức tính giản dị cùa Bác Hồ có đặc điểm gì?

A – Tì mỉ, nhò nhạt.

B – Khoa học, có tính chính xác cao độ.

C – Mang tính khái quát cao.

D – Cụ thể, tiẽu biểu, giàu sức gợi.

6. Theo em, vì sao tác giả Phạm Văn Đổng lại khẳng định đời sống của Bác là đời sống thực sự văn minh?

A – Vì Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành.

B – Vì đời sống vật chất giản dị của Bác hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tính thần cao đẹp nhất.

C – Vì Bác sống thanh tao theo kiểu nhà hiển triết ẩn dật.

D – Vì con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

7. Qua chi tiết “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”, em hiểu gì về con người của Bác?

A – Bác là người giản dị, luôn giàu nhiệt huyết yêu nước và cách mạng.

B – Bác là người có tâm hồn phóng khoáng luôn luôn say đắm với cái dẹp.

C – Bác là ngưòi giản dị, có tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do và rất yêu thiên nhiên.

D – Bác là người sống quá đơn giản, không câu nệ vật chất.

8. Nhan đề “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và “Sự giàu đẹp của tiếng Việf’ gợi mở cho người đọc thấy tính chất gì của các bài văn nghị luận này?

A – Tính chất suy nghĩ, bàn luận.

B – Tính chất khuyên nhủ, phân tích.

C – Tính chất giải thích, ca ngợi.

D – Tính chất tranh luân, phản bác.

Câu 2: Bằng sự hiểu biết của em sau khi học bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt, em hãy làm rõ cái hay cái đẹp của cáu thơ sau:

Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn
Phơi Sáng cá đôi bờ hoa bưởi trắng phau.

(Tô Hùng)

II. Tự luận:

Cho luận điểm: Nhân dân ta có một lòng nồng hàn yêu nước. Em hãy phân tích ba dẫn chứng từ các tác phẩm thơ văn đã học để chứng minh cho điều đó.

ĐỀ BÀI 5

I. Trắc nghiêm

1. Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu và văn bản Sống chết mặc bay cùng thuộc thể loại nào?

A – Kí.

B – Tuỳ bút.

C – Truyện ngắn.

D – Tiểu thuyết.

2. Mục đích chính mà tác giả Nguyễn Ái Quốc viết Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là gì?

A – Ca ngợi bậc anh hùng, vị thiên sứ Phan Bội Châu.

B – Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp, phơi bày bộ mặt thật của Va- ren và cổ vũ đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

C – Phê phán, vạch trần bộ mặt tráo trở của Va-ren.

D – Giúp người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình “khai hóa vãn minh” của thực dân Pháp ở Viêt Nam.

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Sống chết mặc bay được thể hiện qua phương diên nào?

A – Thái độ căm ghét, phê phán nghiêm khắc của tác giả đối với tên quan phủ lòng lang dạ thú.

B – Lòng cảm thương sâu sắc, chân thành trước nỗi khổ của người dân bị vỡ đê

C – Cả hai đáp án ưên.

4. Sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu trước những lời thao thao bất tuyệt của Va-ren cho em thấy đặc điểm tính cách gì trong “người tù lừng tiếng” này?

A – Uỳ mị, yếu đuối.

B – Đố kị, thách thức.

C – Ngang tàng, mạnh mẽ.

D – Kiên cường, bất khuất.

5. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không có trong văn nghị luận?

A – Cốt truyện.

B – Luận cứ.

C – Luận điểm.

D – Lập luận.

6. Cụm chủ – vị mở rộng làm thành phần gì TRong câu văn: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ?

A – Chủ ngữ.

B – Phụ ngữ.

C – Vị ngữ.

D – Trạng ngữ.

II. Tự luận

Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) giải thích ngắn gọn vì sao nghe ca Huế là một thú tao nhã?Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê. Gạch chân dưới phép liệt ké đó.

Câu 2 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:

Đề 1: Hãy chứng minh rằng: Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kinh không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi đau của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.

Đề 2: Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Sách mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới.

ĐỀ BÀI 6

I. Trắc nghiệm

Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại những chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra.

1. Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A – Truyện dân gian.

B – Truyện trung đại.

C – Truyện hiện đại.

2. Văn bản “Sống chết mặc bay” đã tập trung phản ánh điều gì?

A – Công cuộc hộ đê chống lũ vất vả của nhân dân.

B – Sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống của bọn quan lại.

C – Cảnh quan phủ và nha lại dánh bài.

3. Qua văn bản này, tác giả dã gửi gắm thái độ, tình cảm gì?

A – Cảm thưcmg, xót xa trưóe cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân.

B – Phẫn uất, căm giận trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vô nhân tính của bọn quan lại.

C – Cả hai ý trên.

4. Những phép nghệ thuật chủ yếu nào được kết hợp sử dụng trong văn bản “Sống chết mặc bay”?

A – Nhân hóa và so sánh.

B – Phóng dại và tăng cấp.

C – So sánh và dối lập.

D – Tương phản và tăng cấp.

5. Thành ngữ nào sau đây nói lên được bản chất của tên quan phụ mẫu trong truyện?

A – Lòng lang dạ thú.

B – Vong ân bội nghĩa.

C – Xanh vỏ đỏ lòng.

D – Ăn cháo đá bát.

6. Dấu chẩm phẩy trong câu “Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lẮm” được dùng để làm gì?

A – Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

B – Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.

C – Làm giãn nhịp điộu câu văn.

II. Tự luận (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Hãy viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê để làm rõ sự độc đáo và phong phú của ca Huế. Gạch chân dướii phép liệt kê đã sử dụng.

Câu 2. (5 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1. Chứng minh rằng từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đề 2. Hãy giải thích câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

ĐỀ BÀI 7

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

1. Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của tác giả nào?

A – Phạm Duy Tốn.

B – Nguyễn Ái Quốc.

C – Hổ Biểu Chánh.

D – Nguyễn Bá Học.

2. Văn bản “Những trò lốhay là Va-ren và Phan Bội Châu” thuộc thể loại nào?

A – Truyện dân gian.

B – Truyện trung đại.

C-  Truyện hiện dại.

3. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích nào là chù yếu?

A – Ca ngợi phẩm chất và khí phách của Phan Bội Châu.

B – Làm nổi bạt sự đối lập giữa Va-ren và Phan Bội Châu.

C – Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp, phơi bày bộ mặt thật cùa Va- ren và cổ vũ phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.

D – Để cho người Việt Nam thấy được thực chất của công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp tại Việt Nam.

4. Trong văn bản này, tác giả dã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa nhân vật?

A – Tăng cấp.

B –  Nhân hóa.

C – Tương phản,

5. Những nét đặc sắc vẻ nghệ thuật của văn bản trên là gỉ?

A – Giọng văn sắc sảo hóm hỉnh.

B – Sự tưởng tượng, hư cấu thú vị, dộc dáo.

C – Sử dụng phép tương phản, đối lập dể xây dựng nhan vật.

D – Cả ba ý trên.

6. Trong các câu sau, câu nào là câu dặc biệt?

A – Ô!

B – Tôi đem tự do đến cho ông day.

C – Ông hãy nhìn tôi này.

II. Tự luận

Câu I. (2 điểm) Hãy viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê để làm rõ sự độc đáo và phong phú của ca Huế. Gạch chân dưới phép liệt kê đã sử dụng.

Câu 2. (5 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1. Chứng minh rằng từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo truyền thống đạo lý tốt dẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đề 2, Hãy giải thích ý nghĩa câu câu ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đáng cay muôn phần”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang