LUYỆN TẬP LẬP LUẬN VĂN GIẢI THÍCH
I. LÝ THUYẾT:
– Muốn làm một bài văn giải thích phải thực hiện mấy bước?
– Dàn ý bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
* Ghi nhớ: Học Sgk/86.
II. LUYỆN TẬP:
* Đề văn: Hãy giải thích câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Kiểu bài: Giải thích.
– Nội dung: Lời khuyên về sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Tìm hiểu đề và tìm ý:
Đề văn yêu cầu ta làm gì?
– Giải thích.
Cho biết vấn đề cần được giải thích?
– “Bầu ơi … một giàn” (Lời khuyên mọi người cần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau).
Cho biết phạm vi dẫn chứng để giải thích?
– Ca dao, tục ngữ, thực tế cuộc sống.
Để tìm ý cho bài văn giải thích ta đặt câu hỏi ở dạng nào?
– Vì sao? Tại sao? Như thế nào?
Đối với đề văn này ta cần đặt câu hỏi ở dạng nào?
– Nghĩa đen, nghĩa bóng của bài ca dao là gì?
– Vì sao bầu và bí lại phải thương yêu nhau?
– Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân muốn khuyên nhủ ta điều gì?
Lưu ý: Đưa các ý vừa tìm vào phần thân bài của dàn ý.
Dàn ý của bài văn có phần? Nhiệm vụ cụ thể?
– Từ dàn ý chung các em hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
– Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự nhau, có cùng điều kiện sống với nhau.
– Nghĩa bóng: Con người sống trong một nước phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
* Sau khi lập xong dàn ý, … viết phần mở bài và kết bài.
Có mấy cách mở bài?
– Có 3 cách: – Đi thẳng vào vấn đề.
– Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
– Đi từ cái chung đến cái riêng.
* Chú ý: Khi viết mở bài theo cách nào thì phần thân bài cũng theo cách đó. Giữa các phần mở bài với đoạn đầu của phần thân bài phải có từ ngữ liên kết, giữa các đoạn phần thân bài cũng vậy.
Lập dàn ý:
Viết bài:
Đọc lại và sửa chữa.
Viết đoạn mở bài và kết bài:
Mở bài: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp. Trong đạo lí ấy, vấn đề nhân nghĩa được đặt lên hàng đầu mà ông cha ta đã truyền dạy cho chúng ta. Một trong những khía cạch ấy là sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Điều này thể hiện qua bài ca dao rất mộc mạc mà đầy nghĩa tình:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Kết bài: Tóm lại bài ca dao là một lời khuyên vô cùng quý giá về sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người vẫn còn được phát huy mãi mãi. Thiết thực hơn, điều mà cha ông ta dạy bảo phải thực hành trong đời sống hằng ngày càng có ý nghĩa hơn.