Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận – SGK Ngữ văn 7

luyen-tap-lap-luan-trong-van-giai-thich-11534-2

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. BÀI HỌC:

1. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

Đọc các đề văn Sgk/21.

Các vấn đề trong cả 11 đề văn trên đều xuất phát từ đâu?

– Đều xuất phát từ cuộc sống xã hội, con người.

Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?

– Đề văn nghị luận cung cấp đề tài cho bài văn nên có thể dùng làm đề bài.

– Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề. Do vậy những đề trên có thể làm đề bài cho bài văn sắp viết.

Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

– Vì mỗi đề đều nêu ra một khái niệm, một vấn đề lí luận. Đó là những nhận định, quan điểm, luận điểm.

Những đề nêu trên được phân làm mấy cụm tính chất?

Phân làm 4 cụm:

– Đề có tính chất giải thích, ca ngợi.

– Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích.

– Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận.

– Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề.

Theo em tại sao lại phân ra từng cụm bài với những tính chất khác nhau như vậy? Nó có ý nghĩa như thế nào?.

– Bởi vì xác định đúng tính chất của đề sẽ có ý nghĩa lớn trong quá trình làm bài.

– Định hướng cho bài viết để người viết có những ph/ pháp phù hợp.

* Ghi nhớ Sgk23.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:

*Tìm hiểu đề văn “Chớ nên tự phụ”

Đề nêu lên vấn đề gì?

– Nêu lên một nết xấu trong tính cách con người và khuyên ta nên từ bỏ nó.

Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?

– Bàn về tính tự phụ, nêu rõ tác hại của nó và nhắc nhở mọi người từ bỏ nó.

Khuynh hướng tư tưởng của đề khẳng định hay phủ định?  

– Phủ định tính tự phụ.

Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

– Giải thích tự phụ, nêu rõ những biểu hiện và tác hại của nó. Khẳng định ý kiến phải từ bỏ nó để có lối sống tốt đẹp được mọi người yêu mến.

Từ tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi tìm hiểu đề văn nghị luận cần tìm hiểu điều gì trong đề? à Ghi nhớ ý2 Sgk/23.

3. Lập ý cho bài văn nghị luận:

Tìm luận điểm chính của đề bài?

– Đề nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, thái độ đối với thói tự phụ.

Cụ thể hóa các luận điểm chính bằng các luận điểm phụ nào?

 – Thái độ của các em đối với các vấn đề trên ntn?

– Đây là việc làm tốt hay xấu?

– Tác hại của nó đối với mọi người, với bản thân người tự phụ ntn?

Tìm các luận cứ cho đề bài?

 Tự phụ là gì? (Là tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích, do đó coi thường mọi người).

– Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?

– Tự phụ có hại như thế nào?

– Tự phụ có hại cho ai? (Dẫn chứng).

Nêu cách xây dựng lập luận? (HS khá,Giỏi).

– Bắt đầu việc giải thích thế nào là tự phụ?

– Vì sao chúng ta không nên tự phụ?

– Nêu tác hại của việc tự phụ?

– Rút ra bài học cho bản thân về vấn đề trên?

Từ đó, em hãy nêu cách lập ý của văn nghị luận?

* Ghi nhớ (ý 3) Sgk/23.

II. Luyện tập.

Tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn “Sách là người bạn lớn của con người”?

Tìm hiểu đề:

– Đề này nêu ra vấn đề: Việc đọc sách trong cuộc sống con người

– Đối tượng và vi phạm nghị luận: Xác định giá trị của sách, một món ăn tinh thần không thể thiếu.

– Khuynh hướng tư trg của đề: Khẳng định việc đọc sách là cần thiết.

– Đề đòi hỏi người viết dùng lí lẽ bàn luận gía trị của sách và dẫn chứng minh họa lợi ích của sách.

Lập ý:

Luận điểm: Khẳng định việc đọc sách là tốt là cần thiết.

Luận cứ:

– Sách giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày;

– Sách là kết tinh cuả trí tuệ của nhân loại;

– Sách là kho tàng phong phú đọc cả đời không hết;

– Sách bổ sung trí tuệ con người;

– Sách đem lại cho con người những giây phút thư giãn, có vốn ngôn ngữ để giao tiếp và thấy yêu đời hơn.

Xây dựng lập luận:

Bắt đầu từ việc nêu lợi ích của việc độc sách rồi đi đến kết luận mọi người cần cố gắng đọc sách và coi sách là người bạn lớn của mình, của con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.