luyen-tap-ve-phuong-phap-lap-luan-trong-van-ban-nghi-luan-11607-2

Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận – SGK Ngữ văn 7

LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. BÀI HỌC:

1. Lập luận trong đời sống:

* Câu 1/33: Hãy so sánh các luận điểm trên với … ở mục I.2:

– Giống: Đều là những kết luận, tức là đều thể hiện … nào đó.

– Khác nhau:

– Ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.

– Ở mục II.1: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh, rõ ràng.

* Câu 2/34: Lập luận cho luận điểm: “Sách là người …người”

– Con người sống không thể không có Sách. Sách thỏa mãn những yêu cầu … người bạn lớn.

– Sách mở ra những trí tuệ cho ta như thế nào?

– Sách giúp ta hiểu sâu hơn về quá khứ, biết … tương lai ra sao?

– Sách đem lại cho ta những giây phút thư giãn như thế nào?

 * Câu 3/34:

– Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ kiêu ngạo, dốt nát.

– Luận cứ: (Theo trình tự các chi tiết trong truyện).

– Lập luận: Theo trình tự không gian và thời gian, bằng nghệ thuật một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra một kết luận (luận điểm).

Nhận xét về mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận?

Mối quan hệ nhân – quả.

Vị trí luận cứ và kết luận ở các ví dụ trên có thể thay đổi cho nhau không? à Có.

Bổ sung luận cứ cho các kết luận ở bài tập (2.I) Sgk/33?

Viết tiếp kết luận cho các luận cứ ở bài tập (3.I) Sgk/33?

*  Trong cuộc sống hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thường nằm trong cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều kết luận và ngược lại.

2. Cách lập luận trong văn nghị luận.

* Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội…

– Thường được diễn đạt dưới hình thức một tổ hợp câu.

– Mỗi luận cứ chỉ rút ra một kết luận.

* Câu 1/33: Hãy so sánh các luận điểm trên với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận?

+ Giống: Đều là những kết luận, tức là đều thể hiện quan điểm, ý định  hay tư tưởng nào đó.

+ Khác nhau:

– Ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa hàm ẩn.

– Ở mục II.1: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh, rõ ràng.

– Quá trình đi đến kết luận trong văn nghị luận và trong đời sống hàng ngày có khác nhau như thế nào?

– Để đi đến luận điểm trong văn nghị luận không đơn giản như là đi đến kết luận trong đời sống hàng ngày (chỉ trên hình thức một câu), người viết phải lập luận thành những đoạn văn, tổ hợp câu.

*  Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, hàm ẩn, ngược lại lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi tính có lí luận, chặt chẽ và tường minh. Mỗi luận cứ chỉ rút ra một kết luận.

* Câu 2/34: Hãy lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”?

– Con người sống không thể không có Sách. Sách thỏa mãn những yêu cầu của con người nên nó được coi là người bạn lớn.

– Sách mở ra những trí tuệ cho ta như thế nào?

– Sách giúp ta hiểu sâu hơn về quá khứ, biết thêm về hiện tại, hoặc chấp cánh cho ta vào tương lai ra sao?

– Sách đem lại cho ta những giây phút thư giãn như thế nào?

* Câu 3/34: Hãy đọc lại truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” và “Ếch ngồi đáy giếng”. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Gợi ý:

– Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ kiêu ngạo, dốt nát.

– Luận cứ: Theo trình tự các chi tiết trong truyện.

– Lập luận: Theo trình tự không gian và thời gian, bằng nghệ thuật một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc để rút ra một kết luận (luận điểm) kín đáo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang