nhung-cau-hat-than-than-11489-2

Soạn bài: “Những câu hát than thân” – SGK Ngữ văn 7

Những câu hát than thân

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là những tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ của từng gia đình, quan hệ con người với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay của người nông dân, phụ nữ, phê phán xã hội phong kiến.

I. Nội dung, nghệ thuật bài ca dao:

Bài 2: Bằng nghệ thuật ẩn dụ, bài ca dao đã chỉ ra những nỗi khổ của người lao động trong xã hội phong kiến. Nỗi khổ đó chỉ có họ mới biết chứ chẳng ai hiểu cho.

Em hiểu như thế nào về cụm từ “Thương thay”?

– Thể hiện nỗi thương cảm, xót xa với mức độ cao trước thân phận những người dân khốn khổ và chính mình. Cụm từ này được lặp lại bốn lần.

Ý nghĩa của sự lặp lại đó?

– Mỗi lần lặp lại là một lần diễn tả nỗi thương thân => làm tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường. Nỗi thương cảm ấy mỗi lần một khác làm tình ý của bài ca dao được phát triển.

Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài (2)? (ENB).

– Con tằm: suốt đời bị người khác bòn rút sức lực.

– Lũ kiến: thân phận nhỏ nhoi, suốt đời vất vả xuôi ngược những vẫn nghèo khó.

– Con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt lận đận và cố gắng nhưng vô vọng giống như người lao động trong chế độ cũ.

– Con cuốc: “thấp cổ, bé họng” nỗi oan không được công bằng soi rõ.

* Bài 3: Mượn hình ảnh trái bần để diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều đau khổ, hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, luôn bị xã hội nhấn chìm

Tìm những bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em”, những bài ca dao đó nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

– Thân em => chỉ thân phận tội nghiệp, đắng cay, gợi sự đồng cảm sâu sắc.

– Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.

– Trái bần? Dập? (chú thích).

Hình ảnh so sánh bài (3) có gì đặc biệt?

– Hình ảnh trái bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời, thân phận nghèo khổ, cay đắng, đau khổ (tính địa phương – Nam bộ).

Qua hình ảnh trái bần, em thấy hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? (ENB).

– Người phụ nữ bị “gió dập, sóng dồi”, chịu nhiều đau khổ, hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, luôn bị xã hội nhấn chìm.

Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản vừa học? (Ghi nhớ Sgk/49)

II. LUYỆN TẬP:

Chỉ ra điểm chung về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao trên?

– Diễn tả cuộc đời, thân phận con người (người nông dân, người phụ nữ) trong xã hội cũ.

– Có ý than thân và phản kháng.

– Sử dụng thể thơ lục bát, âm điệu than thân, thương cảm.

– Dùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang