tom-tat-van-ban-tu-su

Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản tự sự

1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

* Tìm hiểu ví dụ Sgk.

Thảo luận theo bàn để chọn tình huống đúng nhất và giải thích vì sao em cho rằng tình huống đó là đúng. Chỉ định một em trong nhóm bất kì trả lời, nhận xét, sửa chữa.

–  Đúng nhất là b.

Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

* Học ghi nhớ: Học Sgk/61.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự:

a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

Văn bản tóm tắt đó kể lại nội dung văn bản nào?

Tóm tắt văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.

Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?

Dựa vào tên các nhân vật, các sự việc, các chi tiết tiêu biểu.

Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” không?

Văn bản tóm tắt đã nêu được chủ đề của văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh

Văn bản tóm tắt có gì khác so với văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? Về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc?

+ Về độ dài: ngắn hơn.

+ Số lượng các nhân vật ít hơn (chỉ có nhân vật chính và các sự việc tiêu biểu).

+ Lời văn của người tóm tắt.

Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?

+ Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

+ Độ dài: ngắn hơn

+ Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn (chỉ có sự việc, nhân vật chính).

+ Tóm tắt bằng lời văn của mình.

b. Các bước tóm tắt:

Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những công việc gì? Những việc ấy phải làm theo trình tự nào?

+ Đọc kĩ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm nội dung.

+ Lựa chọn sự việc và nhân vật chính.

+ Sắp xếp nội dung treo một trình tự hợp lí.

+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

* Ghi nhớ: Học Sgk/61.

3. Luyện tập:

Tóm tắt văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

  • Hướng dẫn bài học:

* Bài tập1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”.

Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa? Đã sắp xếp các sự việc ấy theo trình tự hợp lí chưa?

+ Bản liệt kê đã nêu tương đối đầy đủ các chi tiết chính trong truỵện.

+ Tuy nhiên việc sắp xếp khá lộn xộn, thiếu mạch lạc. Cần phải sắp xếp lại cho phù hợp.

* Trật tự hợp lí: (1b)  (2a)  (3d)  (4c)  (5g)  (6e)  (7i)  (8h)  (9k)

* Bài tập 2: Nêu lên các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

Các sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng trong “Tức nước vỡ bờ”:

– Nhân vật: Chị Dậu

– Sự việc: Chị Dậu chăm sóc chồng ốm đau, đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.

* Bài tập 3: HS xác định yêu cầu (Câu hỏi Sgk/62).

“Tôi đi học”“Trong lòng mẹ” là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. Việc tóm tắt hai văn bản này không những dựa vào tình tiết diễn ra sự việc, sự kiện mà còn biểu đạt được tình cảm, nội tâm phức tập của nhân vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang