Soạn bài: Ôn tập văn tự sự – Ngữ văn 8

on-tap-van-ban-tu-su-ngu-van-8

Soạn bài: Ôn tập văn tự sự

  • Hướng dẫn bài học:

I. Ông tập lý thuyết:

1. Thế nào là văn bản tự sự? 

Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc chính và nhân vật

Văn bản tự sự có các yếu tố cơ bản nào?

Nhân vật, sự việc, sự kiện, tình tiết…

Chúng ta có thể kể chuyện theo những ngôi nào?

Chúng ta có thể kể chuyện theo ngôi thứ nhất và thứ ba.

Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng?

+ Là kể trực tiếp những gì mà mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể bộc lộ trực tiếp, nêu ra cảm tưởng của mình.

+ Người kể bộc lộ ý kiến chủ quan của mình đối với sự vật, sự việc, nhằm tăng tính chân thực, tính thuyết phục cho câu chuyện.

Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào? Tác dụng?

+ Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể.

+ Kể theo ngôi thứ ba, người kể linh hoạt, tự do có thể kể những gì diễn ra với nhân vật.

Có mấy dạng văn kể chuyện? .

Có hai dạng: Kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.

Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?

Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần – Mỗi phần một nhiệm vụ …

II. Luyện tập

Lập dàn bài cho một số đề văn:

Đề 1: Câu chuyện về người thân.

Mở bài: Giới thiệu về người thân của em là ai?

Thân bài:

– Miêu tả về người thân (tuổi tác, vóc dáng, tính tình,…).

– Những việc người thân thường làm hằng ngày.

– Tình cảm, những việc làm của người thân dành cho em, dành cho mọi người.

– Tình cảm của em dành cho người thân đó?

Kết bài: Cảm nghĩ của em về người thân.

Đề 2: Kể về một việc làm tốt của em khiến thầy cô giáo vui lòng.

* Gợi ý:

– Biết nhạn lỗi khi mắc lỗi.

– Đạt thành tích cao trong học tập.

– Giúp đỡ bạn bè khó khăn.

– Tích cực tham gia phong trào.

– Bệnh vực người yếu đuối, bảo vệ lẽ phải.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.