bai-toan-dan-so

Soạn bài: “Bài toán dân số”

Soạn bài: “Bài toán dân số”

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: theo Thái An

2.Tác phẩm:

– Xuất xứ:

– Phương thức biểu đạt: Văn bản nhật dụng- nghị luận chứng minh- giải thích vấn đề xã hội ;Dân số gia tăng và  những hậu quả của nó

– Nội dung: Vấn đề gia tăng dân số và những hậu quả của nó gây ra đối với sự tồn tại của loài người.

– Bố cục:

+ Mở bài : Từ đầu …..sáng mắt ra: Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình  được đặt ra từ thời cổ đại.

+ Thân bài : Từ “ Đó là … của bàn cờ”: Chứng minh và giải thích vì sao tác giả lại sáng mắt ra .

– Câu chuyện nhà thông thái kén rể bằng cách ra bài toán hạt thóc

– Giả thiết của tác giả về tốc độ của dan số loài người.

– Đối chiếu với tỉ lệ sinh con  trong thực tế của phụ nữ thế giới và Việt Nam.

+ Kết bài: Đừng để …. hết” : Lời khuyến nghị khẩn thiết cần giải quyết bì toán dân số thế giới để duy trì sự tồn tại của loài người trong tương lai

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Câu chuyện kén rể và bài học từ ô bàn cờ và số thóc:

Bài toán dân số, theo tác giả, thực chất là vấn đề gì ?

Bài toán dân số thực chất là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1-2 con, dù trai hay gái.

Bài toán dân số được đặt ra từ bao giờ? Từ cổ đại hay mới gần dây?

Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Thực chất, đó chỉ là một sự liên quan mà tác giả giả định, chứ thực chất, đó là một thử thách trong câu chuyện ban thưởng từ xa xưa. Nghe xong bài toán cổ, tác giả bỗng thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại

Cách nêu vấn đề như thế có tác dụng gì với người đọc ?

Cách nêu vấn đề đày cuốn hút, mói lạ, tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý theo dõi người đọc. Lấy một câu chuyện cổ gây một sự tò mò đối với người đọc. Bài toán gia tăng số thóc theo cấp số nhân làm số thóc đạt đến một con số rất lớn gây nên sự sửng sốt đối với người đọc.

Bản chất của bài toán đặt hạt thóc như thế nào ?

Đó là bài toán cổ nổi tiếng: Bài toán hạt thóc tăng theo cấp số nhân với công bội là 2. Đó là một phép toán tuy đơn giản nhưng hết sức phức tạp

Liệu có ai có đủ số hạt htóc để xếp đầy đủ tất cả 64 ô trong bàn cờ ấy không ? Vì sao ?

Đối với nhà thông thái, chắc chắn ông khó lòng tìm được chàng rễ thoả mãn của mình. Còn đối với các chàng trai chắc sẽ thất vọng tràn trề. Không ai trên thế gian này có đủ số thóc để lấp đầy số lượng thóc của 64 ô bàn cờ.

Người viết dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì?

Dẫn đến việc so sánh với sự gia tăng dân số của loài người vô cùng kinh hoàng khủng khiếp. Từ đó liên hệ đến tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hiện nay.

2. Từ câu chuyện cổ đến vấn đề dân số thế giới hiện nay:

Ở đoạn b2 và b3 cách chứng minh của người viết có gì thay đổi ?

Từ chuyện bài toán cổ giải thích so sánh từ thuở khai thiên lập địa đến năm 1995, đến quá trình phát triển dân số theo cấp số nhân rồi dẫn vào đề một cách tự nhiên ,thuyết phục. Sự gia tăng dân số thế giới là cả một tiến trình dài lâu chứ không phải chỉ mới xuất hiện.

Việc đưa nhiều con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích gì ?

Việc đưa nhiều con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích cho thấy châu Á và châu Phi là hai châu lục có nhịp độ gia tăng dân số cao nhất thế giới. Chính sách về vấn đề hạn chế gia tăng dân số đã được các nước quan tâm, song chưa thể làm chậm quá trình này được. Bùng nổ dân số là một hiện thực đang diễn ra.

Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và phát triển xã hội ?

Giữa dân số và sự phát triển của xã hội có mối liên hệ chặt chẽ. Tăng dân số tỉ lệ thuận với nghèo khổ, lạc hậu ,đói rét …Dân số quá đông gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng sống của đời sóng con người.

Việc tác giả nêu thêm vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay và đến năm 2015,dân số thế giới là 7 tỉ người, nói lên điều gì ?

Những con số có thật ấy nhằm cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra. Và thực tế hiện nay điều ấy đã xảy ra trên khắp thế giới

Nhận xét cách kết bài của tác giả ?

Kết thúc bài viết, tác giả tập trung hướng vào chủ đề vừa góp phần năng cao tầm quan trọng của vấn đề ,làm cho người đọc càng thấy rõ tâm quan trọng của nó.

Giải pháp khắc phục tình hình gia tăng dân số hiện nay?

Trước hết là hạn chế sinh đẻ. Mỗi gia đình nên có từ 1 đến 2 con.

Nâng cao nhận thức của con người về vấn đề dân số. Đặc biệt là vấn đề chất lượng cuộc sống với một mật độ dân số vừa ddue.

Tuyên truyền, cổ động, đưa ra chính sách hạn chế dân số và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

-Những nội dung ,ý nghĩa cần ghi nhớ ở bài văn này ?

– Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

-Thực trạng tình hình dân sốthế giới và VN(1995); sự phá triển nhanh và mất cân đối (đặc biệt ở những nước chậm phát triển) sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc và nhân loại.

– Giải pháp:hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.

2. Nghệ thuật:

-Sử dụng hết hợp các phương pháp so sánh.

– Dùng số liệu, phân tích ấn tương, sinh đông và hiệu quả.

– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

-Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết  phục.

III- LUYỆN TẬP:

Bài 1/132: Con đường nào là con đường tốt nhất hạn chế sự gia tăng dân số:

Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì, sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo…Chỉ bằng con đường giáo dục giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.

Nâng cao chất lượng đời sóng, nâng cao nhận thức của con người về vấn đề dân số và sự tồn vong của loài người.

Bài 2/132:  Dân số phát triển nhanh sẽ ảnh hưởng đến loài người ở những phương diện nào?

Dân số tăng nhanh sẽ gây áp lực rất lớn về mọi mặt của đời sống xã hội và kinh tế đất nước.

Trước hết là vấn đề chỗ ở. Do nhu cầu đất ở tăng cao, đất sản xuất sẽ bị thu hẹp dần.

Dân số tăng sẽ làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Nền sản xuất lương thực của thế giới đang dần bị thu hẹp do đất ở tăng, đất bị khô cằn, bạc màu, xói lở. Dù công nghệ kĩ thuật đã hỗ trợ đắc lực trong công việc sản xuất lương thực nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của loài người. Nhiều nơi trên thế giới vẫn đang trong tình trạng khan hiếm lương thực.

Dân số đông, môi trường sống và tự nhiên bị hủy hoại nghiêm trọng bởi các hoạt động sản xuất.

Áp lực về việc làm, giáo dục, y tế cũng tăng cao.

Kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, chiến tranh… Nhất là đối với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang