Vườn quả của gia đình nhà bác Hazi đã chín rồi. Một hôm, cậu và cha dẫn theo con lừa, thồ chỗ quả ấy ra chợ bán. Quả nhanh chóng bán hết, hai cha con chuẩn bị về nhà. Trên đường đi, người cha bảo Hazi cưỡi lên lưng lừa, còn mình thì dắt lừa đi. Lúc đó, người đi trên đường nhìn thấy liền trách móc cậu con trai, họ nói: “Đứa trẻ này đúng là không hiểu chuyện, còn trẻ tuổi mà bắt cha già đi bộ, còn mình lại cưỡi lừa?“.
Hazi nghe mọi người quở trách, nghĩ rằng mình không đúng, lập tức nhảy xuống lưng lừa và mời cha cưỡi còn mình thì dắt lừa. Lúc này, những người đi đường lại trách móc cha của Hazi: “Làm cha sao lại có thể như vậy? Sao lại để cho một đứa trẻ đi bộ, còn mình thì cưỡi lừa chứ?“.
Cha của Hazi nghe thấy câu nói đó, liền nhấc cậu lên lưng lừa, hai cha con cùng cưỡi. Hai cha con họ đều thầm nghĩ: “Lần này thì hợp tình hợp lí rồi chứ!“. Nhưng lúc này lại có người nói: “Hai người đều ngồi lên lưng lừa thế kia, con lừa làm sao mà chịu nổi? Sao lại không biết thương yêu loài vật thế nhỉ?“.
Nghe những câu nói đó, Hazi và cha cảm thấy chẳng còn cách nào khác, đành phải nhảy xuống và dắt lừa đi, thế này là yêu thương loài vật rồi chứ gì. Nhưng làm như vậy, người đi đường vẫn có ý kiến, họ cười nhạo hai cha con là kẻ ngốc, có lừa mà không cưỡi!
Cuối cùng, người cha cảm thấy rất khó xử, nói với con trai: “Con à, chúng ta chỉ còn mỗi cách thôi, đó là khiêng lừa về nhà vậy“.
Bài học:
Bản chất của hai cha con là chân thật, sẵn sàng lắng nghe ý kịến đóng góp của mọi người. Nhưng họ tại không biết tiếp thu và chọn lọc ý kiên hay dở, cuối cùng hiến mình trở thành những kẻ ngốc nghếch.