vo-cung-tan-nhan-vo-cung-yeu-thuong

“Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương” (Sara Imas)

“Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương” (Sara Imas)

Sara Imas là một bà mẹ Trung Quốc mang trong mình dòng máu Do Thái. Sau khi quan hệ Trung Quốc – Israel được thiết lập, trước tiếng gọi trở về của cố hương, Sara đã từ bỏ cuộc sống an yên ở Thượng Hải, mang theo ba đứa con thơ để trở về Israel, nơi đồng bào của bà đang phải ngày ngày chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục đặc biệt của mình.

Khác với tập 1, “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương 2” đã đối chiếu một cách biệt lập giữa phương thức nuôi dạy con của người Trung Quốc và người Israel. Tác giả không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục Do Thái.

Với những trải nghiệm trong môi trường sống mới này, Sara đã quyết tâm rũ bỏ hình tượng của một “bà mẹ tạn tụy” luôn nuông chiều, quán xuyến mọi việc cho con để trở thành một bà mẹ lý trí, biết gửi gắm tình yêu con cái của mình dưới một vỏ bọc sắt đá, kiên trì và đầy tính cương quyết.

Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đôi khi chúng ta phải mất cả đời để tìm ra con đường trở thành một người mẹ tốt. Mẹ không chỉ là một thiên chức mà còn là tấm gương về cách ứng xử. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ đem đến những phút giây trải nghiệm thú vị, những bài học quý giá và một góc nhìn khác về tình yêu thương cho các bậc cha mẹ Việt Nam trong quá trình nuôi dưỡng những mầm xanh của mình.sach-vo-cung-tan-nhan-vo-cung-yeu-thuong

Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương là sự tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và Do Thái. Tác giả Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”. Bà cũng ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”

Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật, mà tất cả mọi người đều phải học tập. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”.

Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người và cũng như sự hưng thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc.

Vì trái tim có hình ngọn lửa, nên dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết “tàn nhẫn”, cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ một ánh nhìn lạnh nhạt để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ. Và như vậy, “tàn nhẫn” cũng là “yêu thương”, một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt.

Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương – yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta. Có lẽ đó không phải là những vì sao, mà là những cửa sổ nơi tình yêu từ những người thân thương đã mất tràn qua và chiếu sáng chúng ta, cho chúng ta biết rằng họ vẫn hạnh phúc.

MỤC LỤC SÁCH:

  • Chương 1: Phương Pháp Giáo Dục Giúp Con Đạt Được Giấc Mơ Triệu Phú Đô-La.
  • Chương 2: Tôi Từng Là Một Bà Mẹ Trung Quốc Điển Hình.
  • Chương 3: Đừng Đem Kiểu Giáo Dục Đó Đến Israel.
  • Chương 4: Tình Yêu Hình Ngọn Lửa Và Tình Yêu Hình Tử Cung.
  • Chương 5: Bước Ra Khỏi Bốn Sai Lầm Lớn Trong Cách Thương Yêu Con.
  • Chương 6: Tổng Kết Quan Niệm Và Phương Pháp Dạy Con Của Các Bậc Phụ Huynh Do Thái.
  • Chương 7: Yêu Con Trong Nguyên Tắc Có Làm Có Hưởng.
  • Chương 8: Con Trẻ Nên Nắm Bắt Phương Pháp Quản Lý Tài Sản Từ Nhỏ.
  • Chương 9: Biết Làm Việc Nhỏ Mới Có Thể Làm Việc Lớn.
  • Chương 10: Giáo Dục Sinh Tồn Với Giáo Dục Kỹ Năng.
  • Chương 11: Phát Huy Tố Chất Làm Giàu Ở Mỗi Đứa Con.
  • Chương 12: Chỉ Biết Làm Việc Là Chưa Đủ.
  • Chương 13: Chiếc Chìa Khóa Tâm Hồn Giúp Con Kết Giao Với Người Khác.
  • Chương 14: Có Ý Thức Bồi Dưỡng Kỹ Năng Quản Lý Cho Con.
  • Chương 15: Triệu Phú Thế Giới Đi Lên Như Thế.
  • Chương 16: Quá Thỏa Mãn Yêu Cầu Của Con Sẽ Đem Lại Nỗi Khổ Cho Phụ Huynh.
  • Chương 17: Làm Sao Để Con Hiểu Cha Mẹ.
  • Chương 18: Nghệ Thuật Từ Chối Thỏa Mãn.
  • Chương 19: Thỏa Mãn Quá Mức Tạo Ra “Gia Tộc Dâu Tây”.
  • Chương 20: Vừa Tán Thưởng, Vừa Làm Khó.
  • Chương 21: Ưu Điểm Của Việc Mô Phỏng Hoàn Cảnh Gia Đình.
  • Chương 22: Không Lo Cha Mẹ Không Yêu Con Chỉ Lo Biết Yêu Mà Không Biết Dạy.
  • Chương 23: Càng Yêu Con Càng Cần Lùi Bước.
  • Chương 24: Dây Dưa Làm Rối Cuống Rốn.
  • Chương 25: Không Bồi Dưỡng Con Thành “Thai Nhi Quá Hạn”.
  • Chương 26: Để Sự Hứng Thú Thôi Thúc Con Học Tập.
  • Chương 27: Tìm Tấm Gương Tốt Cho Con Học Tập.
  • Chương 28: Đừng Làm Quản Gia, Hãy Làm Quân Sư.
  • Chương 29: Cho Con Cá Không Bằng Cho Cần Câu.
  • Chương 30: Cha Mẹ Nhẫn Tâm Để Yêu Thương Con Sâu Đậm.
  • Chương 31: Khoảng Cách Tâm Hồn Bằng Không.
  • Chương 32: Lùi Bước Không Có Nghĩa Là Bỏ Mặc.
  • Chương 33: Gieo Nắng Cho Tình Yêu.
  • Chương 34: Đừng Để Những Bất Hạnh Trong Hôn Nhân Làm Ảnh Hưởng Tới Con.
  • Lời Cuối: Yêu Con Trọn Đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang