on-tap-van-ban-lop-8-hoc-ki-2

Tài liệu ôn tập văn bản lớp 8 học kỳ 2

Ôn tập Văn bản lớp 8 học kỳ 2

1. Nhớ rừng

– Tác giả: Thế Lữ (1907-1989)

– Thể loại: Thơ tám chữ.

– Bố cục: 5 phần.

+ Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch – bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (…) vô tư lự và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ.

+ Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhung nhớ, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kỳ vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm.

+ Đoạn 3, ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa te rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

+ Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối của cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng hùng vĩ…

+ Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồn trong “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do.

– Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

– Giá trị nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.

2. Quê hương

– Tác giả: Tế Hanh (sinh 1921)

Thể loại: Thơ tám chữ.

Bố cục: 4 phần.

+ Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu chung về làng quê.

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

+ Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh thuyền cá về bến.

+ Phần 4 (4 câu cuối): Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.

– Giá trị nội dung: Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

– Giá trị nghệ thuật: Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm – hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,…)

3. Khi con tu hú

– Tác giả: Tố Hữu (1920-2002)

– Thể loại: Thơ lục bát

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu đầu): bức tranh mùa hè.

+ Phần 2 (4 câu cuối): tâm trạng người tù, người chiến sĩ cách mạng.

– Giá trị nội dung: Thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

– Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh phong phú, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.

4. Tức cảnh Pác Bó

– Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)

– Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt.

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

+ Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.

– Giá trị nội dung:  “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.

– Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ hóm hỉnh, sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.

5. Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)

– Tác giả: Hồ Chí Minh.

– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt

– Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng

– Phần 2 (2 câu cuối): Sự giao hòa của con người với thiên nhiên

– Giá trị nội dung:  Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù khổ cực tăm tối.

– Giá trị nghệ thuật: Phép nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.

6. Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù).

– Tác giả: Hồ Chí Minh.

– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát).

– Bố cục: 4 phần.

+ Câu 1 – khai (mở đầu, khai triển ý).

+ Câu 2 – thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai).

+ Câu 3 – chuyển (chuyển ý).

+ Câu 4 – hợp (tổng hợp lại).

– Giá trị nội dung: Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

– Giá trị nghệ thuật: Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

7. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

– Tác giả: Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ) (974-1028).

– Thể loại: Chiếu.

– Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1. “Xưa nhà Thương… không dời đổi”: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

+ Phần 2. “Huống gì thành Đại La…. đế vương muôn đời”: Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô.

+ Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.

– Giá trị nội dung: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

– Giá trị nghệ thuật: Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình – lí: trên vâng mệnh trời – dưới theo ý dân

8. Hịch tướng sĩ (Hịch tướng sĩ văn)

– Tác giả: Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn (1231-1300).

– Thể loại: Hịch.

– Bố cục: 4 phần

+ Đoạn 1 (từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

+ Đoạn 2 (từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

+ Đoạn 3 (từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

+ Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

– Giá trị nội dung: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

– Giá trị nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.

9. Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

– Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)

– Thể loại: Cáo

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (8 câu tiếp): Nêu chân lí độc lập dân tộc.

+ Phần 3 (còn lại): Trình bày kết quả.

– Giá trị nội dung: Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

– Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.

10. Bàn luận về phép học (Luận học pháp)

– Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804).

– Thể loại: Tấu.

– Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 (Từ đầu…tệ hại ấy): Mục đích của việc học

+ Phần 2 (Cúi từ nay…xin chớ bỏ qua): Bàn về cách học

+ Phần 3 ( Đạo học…thịnh trị): Kết quả dự kiến

+ Phần 4 (Đoạn còn lại): Kết luận về phép học

– Giá trị nội dung: Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

– Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.

11. Thuế máu (trích chương I, Bản án chế độ thực dân pháp) (1925)

– Tác giả: Nguyễn Ái Quốc

– Thể loại: chính luận.

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Mục 1 trong sách giáo khoa: Chiến tranh và “người bản xứ”

+ Phần 2: Mục 2 trong sách giáo khoa: Chế độ lính tình nguyện

+ Phần 3: Mục 3 trong sách giáo khoa: Kết quả của sự hi sinh

– Giá trị nội dung: Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo.

– Giá trị nghệ thuật: Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại; mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng, giễu nhại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang