»» Nội dung bài viết:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
– Nguyễn Tuân
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987)
– Nguyễn Tuân (1910-1987) quê quán: Làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
– Xuất thân: trong một gia đình nhà nho Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
– Sáng tác: Là nhà văn xuất sắc sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.
2. Tác phẩm: Chữ người tử tù
– Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời năm 1940.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nhân vật Huấn Cao:
– Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa:
+ Là người có tài: chữ đẹp (thư pháp) đẹp, nhanh.
+ Sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương.
+ Có ý thức về tài của mình.
– Có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt.
+ Chí lớn không thành coi thường gian khổ kể cả cái chết kề bên.
+ Văn võ song toàn, hiên ngang bất khuất trước quyền lực.
– Trân trọng cái đẹp và người biết yêu quý cái đẹp:
+ Tài năng chỉ dành cho người tri kỷ.
+ Cho chữ viên quản ngục vì cảm động trước một tấm lòng.
⇒ Qua hình tượng Huấn Cao Nguyễn Tuân muốn khẳng định:
– Nghệ sĩ phải có tài, có tâm, có bản lĩnh
– Cái đẹp là bất diệt
– Cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
– Tấm lòng trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc.
2. Nhân vật Viên quản ngục:
– Là người có sở thích cao quí: Say mê và quí trọng cái đẹp.
-Là người cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”.
– Là người có bản lĩnh: Trong hoàn cảnh trớ trêu, gặp Huấn Cao trong chốn ngục tù, Quản Ngục đã bất chấp nguy hiểm, đối đãi tốt với Huấn Cao, nhẫn nại, cam chịu xin chữ của Huấn Cao để lưu giữ cái đẹp.-.
⇒ Qua nhân vật Viên quản ngục, nhà văn muốn nói:
+ Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
+ Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “ phẩm chất”, “ nhân cách”.
3. Cảnh cho chữ giữa lòng ngục tối: Miêu tả bằng nghệ thuật đối lập:
– Thời gian: đêm khuya.
– Không gian: ngục tối bẩn thỉu tối tăm.
– Ánh sáng: bó đuốc (dụng ý nghệ thuật).
– Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối.
– Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với cái thấp hèn.
– Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu làm nô lệ.
⇒ Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ- một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. (Quản Ngục chính là bức tranh chữ đẹp nhất)
4. Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao với Viên quản ngục:
+ Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng không sống chung với tội ác.
+ Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
– Tác dụng: Cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.
5. Nghệ thuật.
– Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
-Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
– Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
6. Ý nghĩa văn bản.
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
III. Luyện tập.
- Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Chứng minh: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: “Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa”