soan-bai-trang-giang-huy-can

Soạn bài: Tràng giang (Huy Cận)

TRÀNG GIANG
– Huy Cận –

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Huy Cận

– Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ lớn, một trong những trụ cột của phong trào Thơ mới vvf của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

– Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, in trong tập Lửa Thiêng (1939)

– Nhan đề: Tràng giang vừa mang sắc thái cổ kính vừa gợi cảm giác về sự mênh mông, bát ngát

Bố cục:

+ Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
+ Hai khổ thơ cuối : Tình yêu quê hương, đát nước thầm kín, sâu sắc. 

– Nội dung: Bài thơ khắc họa khung cảnh sông nước mênh mông. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của mình.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Ý nghĩa nhan đề: Tràng giang và lời đề từ

– Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) ⇒ gợi không khí cổ kính.

–  Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang ⇒ gợi không khí cổ kính, khái quát ⇒ nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.

* Lời đề từ“bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:

– Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.

– Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.

– Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả:

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
+  Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.

– Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

* Khổ 1:

– Hình ảnh: sóng gợn, thuyền, nước song song ⇒ cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng hơn.

– Củi 1 cành khô >< lạc trên mấy dòng nước ⇒ sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thân phận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời.

– Tâm trạng: buồn điệp điệp ⇒ từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

⇒ Với khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

– Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lên đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

– Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

* Khổ 2:

– Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.

– Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người.

– Hình ảnh: Trời sâu chót vót cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn.

– Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu ⇒ Sự tương phản giữa cái nhỏ bé. Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trống vắng, cô đơn.

⇒ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để xoá nhòa không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.

– Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu… nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

* Khổ 3:

– Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận,kiếp người chìm nổi.

– Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.

– Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ niềm khao khát mong chờ đau đáu dấu hiệu sự sống trong tình cảnh cô độc.

⇒ Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:

+ Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở.
+ Cảnh vật hiu quạnh,hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn.
+ Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi.
+ Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn…
+ Tràng Giang vẫn chưa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình dị, mộc mạc được đưa vào thơ.
+ Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại.

⇒ Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.

– Tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.

* Khổ 4: Tình yêu quê hương

– Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim… vẽ lên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả, thơ mộng.

– Tâm trạng: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Âm hưởng Đường thi nhưng tính chất thể hiện mới.

⇒ Nỗi buồn tiềm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng.

– Huy Cận thể hiện nỗi buồn trong cảnh nước nhà mất chủ quyền, vì thế ông bơ vơ trước thiên nhiên hoang vắng, niềm tha thiết với tự nhiên, cảnh vật cũng theo đó nhuốm buồn.

+ Niềm tha thiết với thiên nhiên, tạo vật cũng là niềm thiết tha với quê hương, đất nước.
+ Thực tế, ở phương diện nào đó “Tràng giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông.
+ Nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên.
+ Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi buồn của mình

⇒ Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.

– Hai câu thơ đầu là bức tranh kì vĩ nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả

– Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận (so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng hạc lâu).

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả

2. Nghệ thuật

+ Sự kết hợp hài hòa giưa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân…)
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót…)

IV. Luyện tập.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang