»» Nội dung bài viết:
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:
Xét các ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1:
– (1): dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới (nhàn rỗi, chửng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh…)
– (2): dùng từ chính xác, linh hoạt
+ Dùng phép thế để tránh trùng lặp, làm cho ý tứ phong phú: HCM, Bác, người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ.
+ Trích từ ngữ của các nhà thơ, nhà nghiên cứu làm cho đoạn văn có hình ảnh, giàu sức thuyết phục
* Ngữ liệu 2:
– Các từ in đậm mang nét nghĩa chung u sầu, lặng lẽ phù hợp với tâm trạng của HC trong tập Lửa thiêng
– Từ ngữ giàu tính gợi cảm, lối xưng hô (chàng), các thành phần đồng chức → sự đồng điệu giữa người viết (XD) với HC
* Ngữ liệu 3:
– Từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: kịch tác gia, vĩ đại, kiệt tác…
– Dùng từ không phù hợp với phong cách: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh
Kết luận về cách dùng từ ngữ:
– Chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận, đúng phong cách.
– Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và 1 số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp
II. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:
Xét các ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1:
– (1): Sử dụng toàn câu tường thuật, cấu tạo cơ bản giống nhau (câu chủ động, chủ ngữ là Trọng Thủy) -> đơn điệu, thiếu sức gợi cảm
– (2): câu tường thuật, câu hỏi tu từ; sử dụng linh hoạt câu ngắn, câu dài; sử dụng 1 số phép tu từ cú pháp như chêm xen, liệt kê -> linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với lập luận và cảm xúc của người viết.
* Ngữ liệu 2:
– Đoạn trích chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu tính tượng hình -> gợi cho người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ NB, giúp người đọc hiểu hơn “chân quê” trong thơ ông.
– Phân tích giá trị câu: “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”
+ Khẳng định chắc gọn, dứt khoát
+ Câu k có chủ ngữ nên có giá trị khái quát. Đó là cảm xúc k chỉ của riêng người viết mà của tất cả mọi người.
Kết luận về yêu cầu trong cách sử dụng câu:
– Kết hợp 1 số kiểu câu để tạo nên giọng diệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
– Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh thái độ, cảm xúc
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận:
Xét các ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1:
– Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể ở 2 đoạn trích khác nhau: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp # nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ HMT. Tuy nhiên, giọng điệu có điểm tương đồng: khẳng định hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm
– Khác nhau:
(1): Thái độ căm thù thể hiện qua cách xưng hô, câu ngắn, điệp cú pháp.
(2): đối thoại, trao đổi, thân mật (nêu phản đề, xưng hô)
– Yếu tố tạo nên sự khác biệt trong giọng điệu: đối tượng nghị luận, sử dụng từ ngữ, câu
* Ngữ liệu 2:
– (1): Câu khẳng định dứt khoát, cảm thán, cầu khiến có tính chất hô hào thúc giục; câu ngắn, câu dài -> giọng điệu hô hào, thúc giục, đầy nhiệt huyết
– (2): từ ngữ gợi cảm, nhiều thành phần đồng chức tạo giọng văn giàu cảm xúc.
Kết luận: Giọng điệu cơ bản của văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.