Soạn bài: Tổng kết phần Tiếng Việt – Ngữ văn 12

soan-bai-tong-ket-phan-tieng-viet-ngu-van-12

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT – Ngữ văn 12

A. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.

1. Nội dung:

– Giao tiếp là hoạt động ngon ngữ.

– Ngôn ngữ có hai dạng: nói và viết

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định

– Nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng

– Khi giao tiếp các nhân vật sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo lời nói, những sản phẩm cụ thể của cá nhân

– Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

– Trong giao tiếp người sử dụng cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

2. Luyện tập

Bài 1: Đoạn trích có 2 nhân vật giao tiếp là Lão Hạc và “tôi”

– Hai người lần lượt đóng vai người nói, người nghe và chuyển đổi vai cho nhau.

– Ngôn ngữ nói của 2 nhân vật thể hiện qua nhiều phương diện:

+ nói phối hợp với cử chỉ, điệu bộ (cười như mếu, mặt lão đột nhiên co rúm lại…)

+ dùng nhiều thuật ngữ thuộc ngôn ngữ nói: đi đời rồi, khốn nạn, có biết gì đâu…

+ các lượt trả lời của các nhân vật kế tiếp nhau.

Bài tập 2:

– Hai nhân vật giao tiếp là những người láng giềng nên có quan hệ thân cận.

– Về tuổi tác thì Lão Hạc ở vị thế trên, về nghề nghiệp và thành phần xã hội theo quan niệm lúc đó thì ông giáo có vị thế cao hơn.

⇒ Hai người luôn nể trọng nhau

– Ngay ở lượt đầu tiên, Lão Hạc đã thể hiện sự kính trọng nhưng thân tình đối với người nghe qua lời gọi và cách xưng hô: ông giáo ạ, và sự thân mật khi thông tin về một sự việc đời thường trong cuộc sống: bán con chó.

Bài tập 3:

Nghĩa sự việc nghĩa hình thái “bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết”

– Nghĩa sự việc: thông báo việc con bán con chó

– Nghĩa tình thái:

+ Người nói: yêu quý con chó

+ Người nghe thấy xót xa, đau xót vì lão Hạc

Bài tập 4:

Trong đoạn trích hoạt động ở dạng nói: nhân vật với nhân vật, quá trình giao tiếp giữa tác giả với người đọc

+ Hoạt động giao tiếp giữa hai nhân vật có sự luân phiên vai, lượt lời, có ngữ điệu, cử chỉ…

+ Hoạt động giao tiếp nhà văn với bạn đọc là gián tiếp. Nhà văn tạo lập hoạt động giao tiếp gián tiếp thông qua văn bản, người đọc tiếp nhận, lĩnh hội văn bản, có những điều lĩnh hội nằm ngoài ý định của tác giả.

B. LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

I. Nội dung:

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Có các đặc điểm:

– Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

– Từ không biến đổi hình thái,

– Biện pháp chủ yếu đế biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

* Đặc trưng của các loại phong cách ngôn ngữ

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

Tính cụ thể

+ Tính cảm xúc

+ Tính cá thể

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Tính hình tượng

Tính truyền cảm

Tính cá thể

3. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

+ Tính thông tin thời sự

Tính ngắn gọn

Tính sinh động, hấp dẫn

4. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tính công khai về quan điểm chính trị

Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

Tính truyền cảm, thuyết phục

5. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

+ Tính khái quát, trừu tượng

Tính lí trí, logic

Tính khách quan, phi cá thể

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

+ Tính khuôn mẫu

Tính minh xác

Tính công vụ

II. Luyện tập:

So sánh hai phần văn bản (mục 4 – SGK, trang 193), xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản

Hai phần văn bản để có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách khác nhau:

+ Văn bản (a) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nên ngôn ngữ dùng để thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, logíc, tính phi cá thể.

+ Văn bản (b) được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.