»» Nội dung bài viết:
Hồi trống cổ thành
(Trích “Tam quốc diễn nghĩa)
– La Quán Trung –
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: La Quán Trung
– La Quán Trung (1330-1400), tên là La Bán, hiệu Hồ Hải Tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
– Lớn lên cuối thời Nguyên, đầu thời Minh. Tính tình trầm lặng, thính một mình ngao du đây đó.
– Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh-Thanh (Trung Quốc).
2. Tác phẩm:
– Trích hồi thứ 28, tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
– Hồi trống Cổ Thành thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người anh em.
Xem thêm: Thuyết minh về tác giả La Quán Trung
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi:
– Trương Phi là người cương trực, nóng nảy với quan điểm bất di bất dịch, trung thần không thờ hai chủ, thà chết chứ không chịu hàng, chịu nhục.
– Trong con mắt của Trương Phi, Quan Công là kẻ phản bội tình anh em, phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, đã hàng Tào Tháo → không chấp nhận việc Quan Công đã làm.
– Ngờ Quan Công vâng mệnh Tào Tháo đến bắt Trương Phi → Trương Phi đã đối xử với người anh kết nghĩa như với kẻ thù “Trương Phi mắt tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lai đâm Quân Công”. Chưa đầy 4 câu, tác giả miêu tả một mạch 10 động tác của Trương Phi, những động tác hết sức khẩn trương, dứt khoát, biểu thị một thái độ rõ ràng, cương quyết.
– Câu trả lời đầu tiên, Trương Phi ném vào mặt Quan Công như một cái tát đầy khẳng định, giận dữ, khinh miệt “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao”.
– Câu thứ hai: Giải thích cái lý buộc tội thật khó chối cãi, thanh minh, dựa vào các chứng cứ hiển nhiên: Quan Công đã phạm các tội: bỏ anh, hàng Tào, được phong chức tước lại đến lừa em.
– Gạt phắt những lời thanh minh của tam phu nhân và nhị phu nhân, tiếp tục khẳng định Q Công là thằng phụ nghĩa, lừa cả hai chị, lần này đến Cổ thành là định bắt Trương Phi.
– Mâu thuẫn thứ nhất ngày càng căng thẳng, giằng co chưa giả quyết được Sái Dương xuất hiện bồi thêm mâu thuẫn thứ hai. Trương Phi càng khẳng định Quan Công đem quân theo bắt mình “Không phải quân mà…. chối cãi”.
– Quan Công chém đầu Sái Dương (chưa dứt một hồi) → mâu thuẫn thứ hai được giải quyết, bước đầu xua tan mối nghi ngờ của Trương Phi.
– Trương Phi tiếp tục hỏi tên lính bị bắt chuyện ở Hứa Đô và lắng nghe hai phu nhân kể hết mọi chuyện -> Trương Phi mới hoàn toàn tin Quan Công → Trương Phi còn là người tinh tế, thận trọng, khôn ngoan.
– Hiểu rõ sự tình, biết mình nghĩ oan cho anh, Trương Phi biết lỗi, nhận lỗi chân thành “Trương Phi nghe hết chuyện rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
⇒ Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung. Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện – là một hổ tướng của nước Thục sau này.
2. Hình tượng nhân vật Quan Công:
– Vượt qua 5 cửa quan, chém bay đầu 6 tướng Tào, Quan Công không hề băn khoăn do dự vì một mực đi tìm Lưu Bị và trước sau vẫn xem Tào Tháo là kẻ thù.
– Đến cổ thành gặp Trương Phi, đây là vị quan khó nhất thử lòng trung nghi, bày tỏ sự trong sáng.
– Ở cửa quan này Quan Công không còn cách nào khác là né tránh mũi xà mâu và cố dùng lời lẽ mền mỏng để thanh minh một cách tội nghiệp- không được, ông đành phải nhờ hai chị nói giúp và tất cả đều vô dụng trước sự khăng khăng của Trương Phi.
– Cách thông minh tốt nhất, hiệu quả và nhanh chóng nhất là chém đầu Sái Dương. Quan Công càng nhanh thắng, càng chứng tỏ tấm lòng trung thành của mình trước người em kết nghĩa.
– Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
⇒ Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế “tình ngay lí gian” ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.
3. Âm vang hồi trống cổ thành:
– Hồi trống được tả ngắn gọn bằng ba câu “Quan Công chẳng nói… đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”.
– Ý nghĩa của “Hồi trống cổ thành”.
+ Hồi trống giải mối nghi ngờ của Trương Phi.
+ Hồi trống minh oan cho Quan Công.
+ Hồi trống thử thách, thách thức.
+ Hồi trống đoàn tụ anh em.
+ Hồi trống của tình anh em kết nghĩa cùng chung lý tưởng, qua thử thách, gian nguy lại càng trong sáng vô ngần.
+ Hồi trống tạo không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của tam quốc.
⇒ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.
III. Tổng kết.
1. Nội dung:
– Vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công: giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua.
– Ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị.
– Trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
2. Nghệ thuật:
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật với tính cách điển hình thông qua hành động, lời nói.
– Xây dựng tình huống kịch tính.
– Kết cấu của kịch: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, cởi nút.
– Không khí chiến trận sôi sục, hoành tráng.
– Nghệ thuật kể truyện giản dị, không tô vẽ với lối văn biền ngẫu hấp dẫn người đọc.
III. Hướng dẫn tự học:
Lược thuật câu chuyện Hồi trống Cổ thành bằng văn viết hoặc kể ở lớp