Soạn bài: Đại cáo bình ngô (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

soan-bai-dai-cao-binh-ngo-binh-ngo-dai-cao-nguyen-trai

Đại cáo bình Ngô
(Bình Ngô đại cáo)
– Nguyễn Trãi –

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Nguyễn Trãi.

– Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

– Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao,… đặc biệt là sự nghiệp văn học.

2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh ra đời : Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân nước.

– Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu (SGK).

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nêu luận đề chính nghĩa

Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh của dân tộc.

2. Tố cáo tội ác của kẻ thù

Bản cáo trạng được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa  và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc nên lời văn gan ruột thống thiết; chứng cứ đầy thuyết phục.

– Vạch trần bộ mặt thật của giặc Minh nấp dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”

– Những tội ác mà giặc Minh đã gây ra:

+ Giết người vô tội
+ Đặt ra những thứ thuế vô lý, đục khoét của nhân dân
+ Bắt dân đi phu đi lính
+ Vơ vét sản vật
+ Tàn phá môi trường sống
+ Phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân

– Tổng kết tội ác:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Cấu trúc so sánh không ngang bằng đã giúp bộc lộ rõ tội ác tầng tầng lớp lớp của quân giặc.

3. Tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

* Giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ:

– Hình tượng người anh hùng Lê Lợi:

+ Xuất thân áo vải
+ Nuôi ý chí căm thù quân giặc, quyết tâm cứu nước
+ Có nghị lực, bản lĩnh phi thường
+ Có ý mưu cầu hiền tài, có mưu lược, có tài chỉ huy

– Những khó khăn của buổi đầu kháng chiến:

+ Quân thù đương mạnh
+ Thiếu nhân tài
+ Thiếu lương thực
+ Thiếu quân lính

– Chiến lược: Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

* Giai đoạn phản công dành thắng lợi:

– Nền tảng chiến lược:

+ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
+ Lấy chí nhân để thay cường bạo

→ Cơ sở chính nghĩa.

– Những chiến thắng vang dội của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Hình ảnh ước lệ: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay
+ Hình ảnh quân thù thảm bại: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, thây chất đầy nội, máu chảy thành sông, bêu đầu, bỏ mạng
+ Chiến thuật: mưu phạt tâm công (đánh vào lòng người)

– Chiến thắng trước âm mưu cứu viện của kẻ thù:

+ Chiến thuật: chặt mũi tiên phong, tuyệt nguồn lương thực
+ Những thắng lợi liên tiếp, vang dội

* Nhận xét:

– Tất cả những chiến thuật đối phó với kẻ thù đều rất linh hoạt, mềm dẻo và rất hiệu quả, đem lại chiến thắng tất yếu cho quân ta. Điều đó một lần nữa khẳng định tài năng của người cầm quân, đồng thời cho thấy thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là hoàn toàn có cơ sở, có căn cứ, không phải do may mắn hoặc do kẻ thù quá yếu.

– Khí thế tất thắng của quân ta được miêu tả qua những hình ảnh phóng đại: gươm mài đá, đá núi cũng mòn, voi uống nước, nước sông phải cạn,… kết hợp với cấu trúc câu văn ngắn,  nhịp điệu tiết tấu nhanh diễn tả khí thế khẩn trương, hào hùng của những trận đánh.

– Cách ứng xử của ta đối với kẻ bại trận: mở đường hiếu sinh, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, cấp cho vài nghìn cỗ ngựa→ đường lối ngoại giao đầy thiện chí, nhân đạo và vô cùng sáng suốt của người đứng đầu nghĩa quân.

4. Tuyên bố chiến quả, khẳng định nền độc lập

– Quy luật của vũ trụ: “Kiền khôn bĩ rồi lại thái- Nhật nguyệt hối rồi lại minh”

– Quy luật của vận nước: nguy khốn rồi cũng đến lúc thái bình→tính quy luật tất yếu, dài lâu

– Những yếu tố góp phần nên thắng lợi: người cầm quân tài giỏi Lê Lợi (điển tích cỗ nhung y), thiên thời, địa lợi (trời đất), tổ tiên khôn thiêng ngầm giúp đỡ.

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

– Bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
– Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.

2. Nghệ thuật:

– Thủ pháp so sánh, liệt kê, sử dụng điển tích điển cố, xây dựng những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng.
– Giọng văn biến hóa linh hoạt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.