de-bai-doc-hieu-ve-chu-de-mang-xa-hoi

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề mạng xã hội

Chủ đề mạng xã hội

Đề bài 1:

Đọc đoạn trích dƣới đây và thực hiện các yêu cầu:

(1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”. Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức. Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ.

Tiếp đó, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”. Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường…

(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like này.

(3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo của việc tự thiêu hay những việc như đốt trường, chạy truồng… Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là mong người ta bấm like?

(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016)

Câu 1. Xác định cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1)? (0,5 điểm).
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).
Câu 3. Nhà văn Trang Hạ đã dùng những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của
những người liên quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo
anh (chị), nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó? (1,0
điểm).
Câu 4. Anh (chị) rút ra bài học gì sau khi đọc xong đoạn trích trên? (1,0 điểm).

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Cách trình bày đoạn văn ở đoạn (1): diễn dịch. 0.5

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận. 0.5

Câu 3.

– Những người liên quan đến hiện tượng được đề cập trong đoạn trích là: những thanh niên câu like và những người bấm like. Những từ ngữ được Trang Hạ sử dụng: “ngông cuồng” (để nói về hành vi của “một bộ phận thanh niên trên mạng”) và từ “thiếu nhân văn” (để nhận xét hành vi
của “những người bấm like”). (0,5 điểm).

– Qua đó, nhà văn bộc lộ thái độ phê phán, bất bình với những hành vi trên. 1.0

Câu 4. Học sinh rút ra bài học bổ ích cho mình sau khi đọc đoạn trích. Có thể là những bài học như sau:

– Cần cảnh giác, tỉnh táo trước những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội; tránh a dua học đòi, mù quáng, gây sốc.

– Cần phê phán những “anh hung bàn phím”, những kẻ hiếu kì dung nút like để kích động người khác thực hiện những hành vi xấu, dại dột,…

– Phấn đấu tích cực trong mọi hoạt động có ý nghĩa để khẳng định giá trị đích thực của bản thân.


Đề bài 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?

Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.

Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có  người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ  túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.

(…) Trẻ trung có( số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm vào chụp ảnh rồi “ post” lên Facebook ngay tức thì “ cho nó “hot”!”, một người nói vậy”….

(Trích: Gần mặt…cách lòng – theo Tuổi trẻ Online)

Câu 1. Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay?
Câu 2. Những người đi dự đám cưới trong đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? điều đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao?
Câu 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài viết? Em hiểu nhan đề đó như thế nào?

* Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Đoạn văn trên nói về thực trạng sống trong thế giới ảo của phần lơn mọi người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là giới trẻ…

Câu 3. Những người đi dự đám cưới quan tâm đến chiếc điện thoại, chụp ảnh, tung ảnh lên mạng xã hội….Điều đó trái với sự tiếp đón nhiệt tình của gia chủ từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến chọn thực đơn….

Câu 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức: tự sự và miêu tả.

Câu 4. Tác giả sử dụng cách nói tương phản, đối lập. sử dụng thành ngữ: Xa mặt cách lòng để viết về một thực trang: Gần mặt …cách lònggây ấn tượng…


Dàn bài: Nghị luận về hiện tượng nghiện mạng xã hội

– Mạng xã hội là gì?

+ Mạng xã hội là hệ thống kết nối mọi người dựa trên nền tảng các trình duyệt online. Đó nơi ai cũng có thể làm quen, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với nhau. Một vài mạng xã hội nổi bậc như facebook, zalo, game online,….

– Thế nào là “nghiện”?

+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được
+ Quên thời gian, công việc, học tập
+ Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu
+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách…

– Mặt tích cực của việc “nghiện” mạng xã hội?

+ Giải trí, làm quen, kết bạn, giao lưu khắp mọi miền.
+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác.
+ Chia sẻ khoảng khắc, địa điểm đến mọi người dùng và bạn bè
+ Trao đổi tài liệu, thông tin đến những người quen ở xa
+ Tính cộng đồng phổ biến cao và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

– Mặt tiêu cực của việc “nghiện” mạng xã hội?

+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người, …
+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ
+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình…

– Làm thế nào để mạng xã hội bổ ích và thiết thực?

+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,…
+ Thời đại công nghệ thông tin phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ…

– Bài học:

+ Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng mạng xã hội như thế nào cho đúng và phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ…
+ Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang