ket-cau-nghe-thuat-trong-bai-tho-anh-trang-cua-nguyen-duy

Kết cấu nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Kết cấu nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

  • Mở bài:

Nguyễn Duy là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam sau 1975. Ông có những tìm tòi, khám phá mới mẻ, bám sát và phản ánh chân thực hiện thực cuojc sống. Bài thơ “Ánh Trăng” được ông sáng tác vài năm 1978 sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lợi được ba năm. Vẫn là hình tượng trăng nhưng nhà thơ đã đặt hình tượng ấy trong mọt kết cấu nghệ thuật hết sức độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.

  • Thân bài:

Kết cấu nghệ thuật trong bài thơ Ánh trăng xoay quanh hình tượng ánh trăng và con người trong quá khứ và hiện tại với những thay đổi lớn lao.

– Khổ thơ 1: Sự hồi tưởng đẹp đẽ về ánh trăng.

+ Điệp từ “hồi” gợi nhắc sự hồi tưởng và gắn bó sâu sắc của trăng với con người.

+ Thuở ấu thơ gắn bó mật thiết với đồng ruộng, sông, bể. Dù đi đâu trăng cũng bên cạnh.

+ Lớn lên đi chiến đấu gắn bó với rừng già, trăng vẫn soi sáng tưng đêm.

→ Trong suốt quá trình ấy vầng trăng luôn dõi theo và được nhà thơ xem như là người bạn tri kỷ, không bao giờ quên.

– Khổ thơ 2: Vẻ đẹp của ánh trăng trong quá khứ.

+ Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên và hòa hợp với tự nhiên “trần trụi”: là sự phô diễn tất cả vẻ đẹp của trăng với thiên nhiên.

+ “Hồn nhiên như cây cỏ”: trăng và thiên nhiên là một và vô cùng đẹp đẽ.

→ Trăng là một phần không thể tách rời của cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ tâm nguyện sẽ không bao giờ quên.

– Khổ thơ 3: Sự quên lãng của nhà thơ với ánh trăng.

+ Quen “ánh điện cửa gương”, cuộc sống xa hoa, phố thị tách biệt với thiên nhiên.

+ Ánh trăng trở thành người xa lạ, bị người lính vô tình quên mất

→ Hoàn cảnh thay dổi khiến con người vô tình vô cảm. Giữa nơi thành phố ấy khi ánh trăng đi qua ngõ nhưng tác giả đã không còn nhớ đến trăng.

– Khổ thơ 4: Sự cố cúp điện giúp người lính gặp lại vầng trăng xưa

+ Sự cố mất điện là lý do bất ngờ dẫn đến cuộc hội ngộ đầy cảm xúc giữa nhà thơ và vầng trăng.

→ Sau bao nhiêu năm tháng, vầng trăng thì dẫu bao nhiêu năm vẫn thủy chung, nguyên vẹn, tròn đầy tình nghĩa.

– Khổ thơ 5: Những hồi ức tươi đẹp.

+ Trong hoàn cảnh đối mặt với vầng trăng, tác giả đã xúc động không nói nên lời, tình cảm bỗng trào ra thổn thức, ùa về.

+ Vầng trăng tri kỷ sắt son, cánh đồng, sông, bể, những ngày chiến đấu gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm không quên, điều ấy khiến nhà thơ xúc động trào nước mắt.

→ Kỷ niệm đánh thức ý thức trách nhiệm của con người. 

– Khổ thơ 6: Cảm xúc của nhà thơ khi nhận ra sự lãng quên của mình.

+ Trăng “cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho vẻ đẹp, nghĩa tình không bào giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

+ Trăng “im phăng phắc” đối diện khiến người lính phải giật mình xấu hổ về sự vô tình của mình đối với quá khứ ân tình, thủy chung.

  • Kết bài:

– Với những lời thơ như lời tâm sự, nhắc nhở đầy chân thành, bài thơ “Ánh trăng” đã mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân để sống một cách tình nghĩa hơn.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang