Phân tích nghệ thuật lập luận sắc sảo trong đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

nghe-thuat-lap-luan-xuat-sac-trong-doan-mo-dau-tuyen-ngon-doc-lap

Phân tích nghệ thuật lập luận sắc sảo trong đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

  • Mở bài:

Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả. Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn nêu rõ cơ sở lí luận của Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời thể hiện sâu sắc tài năng lập luận bậc thầy của chủ tịch Hồ Chí minh

  • Thân bài:

1. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận của Tuyên ngôn Độc lập.

– Hoàn cảnh: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (ngày 19/8/1945), 7 ngày sau đó, tức ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Trong căn nhà số 48, đường Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập để ngày 2/9/1945, đọc trước quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

– Mục đích sáng tác Tuyên ngôn Độc lập:  Nội dung bản Tuyên ngôn là lời tuyên bố trước toàn bộ đồng bào cả nước, nhân dân thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân trên đất nước Việt Nam. Với bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh chính thức khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn cũng tố cáo tội ác và luận điệu xảo trá của thực dân Pháp với danh nghĩa “khai hóa văn minh”, đập tan âm mưu đánh chiếm nước ta một lần nữa của bọn đế quốc thực dân, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

– Đối tượng hướng tới: Toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Đặc biệt là các thế lực phản động đang ngày đêm lăm le phá hoại nên độc lập còn non trẻ của dân tộc ta.

2. Tài năng lập luận xuất chúng của Hồ Chí Minh qua đoạn mở đầu Tuyên ngôn:

– Nhiệm vụ của phần mở đầu bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà dẫn lời hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định: “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc.

– Ý nghĩa sâu sắc:

+ Dẫn dắt 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng đã thành những chân lí tiến bộ được cả thế giới thừa nhận, Hồ Chí Minh đã tạo sức thuyết phục cho phần đặt vấn đề gián tiếp, thể hiện tầm hiểu biết rộng của Bác.

+ Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thông tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy.

– Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:

+ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khóa miệng” bọn thực dân Pháp, đế quốc Mĩ đang âm mưu xâm lược nước ta.

+ Kiên quyết vì đã lấy “ gậy ông đập lưng ông”, nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của chính cha ông họ.

– Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại, của hai nước lớn, như thế cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). Đằng sau nghệ thuật viết văn nghị luận là một niềm tự hào dân tộc chan chứa của HCM.

– Sau khi nhắc đến quyền tự do,bình đẳng của mỗi người trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.

– Nghệ thuật lập luận:

+ Mở đầu bằng lời hô gọi thu hút: “Hỡi đồng bào cả nước” và kết thúc phần đặt vấn đề bằng một câu khẳng định chắc nịch: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu, giọng văn hùng hồn, đoạn văn mở đầu đã nhấn mạnh cơ sở pháp lí vững chắc cho lời tuyên bố độc lập ở phần sau.

  • Kết bài:

– Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục mạnh mẽ. Đó là đoạn mở đầu mẫu mực trong một bản Tuyên ngôn bất hủ.

Nghị luận: Tuyên ngôn Độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.