Giáo án Bài 5, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo.
NỘI DUNG:
Đọc hiểu:
- Ông Giuốc-đanh (Jourdain) mặc lễ phục (Mô-li-e).
- Cái chúc thư (Vũ Đình Long).
Đọc mở rộng:
- Loại vi trùng quý hiếm (A-zit Nê-xin).
- Đi cấp cứu trên “tàu viễn dương” (Lưu Quang Vũ).
Tiếng Việt:
- Trợ từ, thán từ.
Viết:
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Nói và nghe:
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.
Ôn tập.
Tiết:…….
BÀI 5. NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI.
I. MỤC TIÊU.
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học, biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.
– Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ ý kiến và các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
c. Phẩm chất:
– Ý thức được sự bình đồng, dân chủ, có thái độ phê phân cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
- Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi phát vấn: Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS chia sẻ cảm nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những tình huống khôi hài.
- Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua gợi ý SGV.
- Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 96) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. – GV chốt kiển thức về chủ đề bài học → Ghi lên bảng. | I. Giới thiệu bài học. * Chủ đề 5: – Trong tác phẩm văn học, cuộc sống luôn hiện lên một cách đa dạng, sinh động với nhiều cung bậc, góp phần thoả mãn nhu cầu tinh thần, đời sống tình cảm muốn màu muôn vẻ của con người. Khúc tráng ca hào sảng về chiến công vang dội của người anh hùng; khúc bi ca ai oán, xót thương trước những thân phận thua thiệt, bé mọn; tràng cười sâu cay, chua chát khi cuộc sống hiện ra như những tấn trò đời;… tất cả đều cần thiết cho dời sống con người và không có cung bậc nào có thể thay thế cho cung bậc nào. – Qua một số văn bản hài kịch như Ông Giuốc-đanh (Jourdain) mặc lễ phục; Cái chúc thư; Thuyền trưởng tàu viễn dương trong bài học này, các em sẽ được học cách đọc hiểu văn bản hài kịch; từ đó, hiểu thêm về đặc điểm, giá trị của tiếng cười trong thể loại văn học này. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn.
a. Mục tiêu:
– Xác định được khái niệm và đặc điểm, một số yếu tố trong hài kịch.
– Nhận biết được căn cứ để xác định chủ đề.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thể loại hài kịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về hài kịch + Hài kịch là gì? + Nhân vật trong hài kịch thường là đối tượng nào? + Hành động trong hài kịch có đặc điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. – HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 97) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS ghi chép tóm lược nội dung kiến thức Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận – GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
| II. Tri thức Ngữ văn. 1. Hài kịch. a. Khái niệm. – Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lỗ bịch, lỗi thời của con người.Lão hà tiện Tác tuyp(Tartuffe)Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e (Molière)… là những kiệt tác về hài kịch. Hài kịch mang đầy đủ các đặc điểm chung của kịch, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng qua các yếu tố như: nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại, thủ pháp trào phùng…. b. Đặc điểm. – Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biển cổ dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ…) tạo nên nội dung của tác phẩm hải kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phân công; thăm dò – làng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối,… Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hải kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột; qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm. – Xung đột kịch thường này sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thể lực. Có nhiều kiểu xung đột, xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,… Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém. Ví dụ: xung đột giữa những kẻ có mưu đồ đen tối với nhau hay xung đột giữa thói keo kiệt, bủn xỉn của một kẻ cho vay nặng lãi với nhu cầu tiêu pha lãng phi của những đứa con hư… – Lời thoại là lời của các nhân vật hải kịch nói với nhau (đối thoại) nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bằng thoại) góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển. – Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục,hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ, … 2/ Căn cứ để xác định chủ đề. – Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. – Để xác định chủ đề của tác phẩm văn học cần dựa trên nhiều yếu tố như nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn từ. thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trở tỉnh (trong tác phẩm thơ); cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,… (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch) 3. Trợ từ, thán từ. a. Trợ từ. * Khái niệm: – Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu Ví dụ: những, có, chính, mỗi, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,… * Phân lại: – Trợ từ không có vị trí cố định trong câu, có thể chia thành 2 loại trợ từ: + Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay) thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh. + Trợ từ tình thái (tiểu từ tính thái: à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nghen, đấy, này,…) thường đứng ở đầu câu hoặc cuối cuối, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn , câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói. b. Thán từ. a. Khái niệm: – Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. b. Phân Loại: – Có thể chia thành hai loại thán từ: + Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ối, chà,…) dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,…) + Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ….) c. Sử dụng: – Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biể thị,… |
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG.
- Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập.
- Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.
- Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.
– GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
– GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.
+ Soạn bài: Ông Giuoc – đanh mặc lễ phục.
Tiết:…….
VĂN BẢN 1:
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(trích Trưởng giả học làm sang, Mô-li-e)
I. MỤC TIÊU.
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản “Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục”.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
c. Phẩm chất:
– Ý thức được sự bình đồng, dân chủ, có thái độ phê phân cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV tổ chức hoạt động trò chơi “BINGO Ô CHỮ”.
- Sản phẩm: Đáp án của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– GV tổ chức trò chơi “BINGO Ô CHỮ”
– GV sẽ đưa ra các câu hỏi, HS tìm đáp án trong phiếu BINGO.
– HS nào tìm được 5 ô chữ theo hàng dọc, ngang, chéo trong thời gian sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận.
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm.
- Tổ chức thực hiện:
(Còn nữa……………………………………………)
Tải bản word đầy đủ: