Bình luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân:
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác .Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”.
1. Giải thích:
– Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống hiện thực qua ngôn ngữ:
+ Văn chương chính là tiếng nói lớn của tâm hồn – dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, văn chương cũng muốn đem cái đẹp vào cuộc sống. Thế giới quanh ta thật bao la với muôn nghìn sự kiện luôn sôi động.
+ Và văn học thật sự là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng là sự phản ánh có chọn lọc.
+ Thế giới khách quan được nhìn nhận qua thế giới chủ quan của tác giả, hiện thực sinh động được khái quát cụ thể, độc đáo trong tác phẩm văn chương.
+ Một nhà văn chân chính được ví với con ong miệt mài đi hút nhụy hoa, sương đêm lắng đọng để làm nên mật ngọt cho đời, và ngôn ngữ là phương diện thiết yếu giúp nhà văn sản sinh ra hương mật văn chương.
+ Văn chương luôn luôn bắt nguồn từ gốc rễ của lao động và qua lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Con người vẫn luôn luôn dùng ngôn ngữ để giao tiếp, qua cách nói, viết thư, trao đổi
→ Văn chương là một loại hình nghệ thuật ra đời giúp con người tìm đến với nhau. Nhà văn đã thông qua tác phẩm để bộc bạch bày tỏ tâm tư, ước vọng với cuộc đời và con người trong xã hội.
– Ngôn ngữ sáng tạo trong văn chương bắt nguồn từ thực tiễn và lao động:
+ Ngôn ngữ của cuộc đời thường là một loại quặng con lẫn biết bao tạp chất. Nhà văn là người thợ cần mẫn làm công việc của người tình nguyện loại bỏ những chất thải để kết đúc lại thứ kim loại hoàn hảo hơn, đủ sức lóng lánh phản chiếu tâm hồn của con người.
+ Văn chương nếu chỉ là lập lại thì sẽ không tồn tại được lâu dài. Nhà văn phải sống cuộc sống với nhân dân, chia sẻ niềm vui, ước vọng với họ thì mới nói lên được tiếng nói của nhân dân. Cuộc đời là trường học của những nhà văn tâm huyết, cuộc đời sẽ giúp nhân văn tích luỹ được vốn sống, ngôn ngữ phong phú. Tư tưởng dù có vĩ đại bao nhiêu mà nghèo nàn biểu hiện thì cũng trở nên vô ích.
+ Nội dung phải phù hợp với hình thức. Hai yếu tố thống nhất sẽ làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh, cũng như tư tưởng lớn được diễn đạt với một vốn ngôn ngữ đa dạng, hình thức thích hợp.
+ Giàu ngôn ngữ thì vẫn sẽ hay” nhưng có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của” Ngôn ngữ của cuộc đời thường vào tác phẩm phải là những dòng ngôn ngữ văn chương giàu tình cảm, giàu sức biểu hiện
– Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống nhưng không có nghĩa là bê nguyên cuộc sống vào tác phẩm, mà văn chương là tái hiện và tái tạo cuộc sống:
+ Nhà văn phải nói lên khát vọng của nhân dân, dự báo mọi điều đang đến và sẽ đến trong tương lai.
+ Do đó, văn chương là loại hình nghệ thuật tuyệt vời nhất, đậm đà tình cảm nhất. Muốn văn chương thật gần gũi với quần chúng, nhà văn phải nói lên được khát vọng của họ với cuộc đời, sao cho mỗi tác phẩm đều đem đến cái đẹp cho cuộc đời.
→ “Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”. Sự linh hoạt của văn chương tức là sự linh hoạt của nhà văn khi lao động, sáng tạo nghệ thuật, sao cho mỗi hình tượng nghệ thuật đều có sức trường tồn với thời gian.
2. Phân tích, chứng minh:
– Phân tích tác phẩm văn học để chứng minh.
3. Bình luận:
– Ngôn ngữ trong văn chương đa dạng, phức tạp như chính cuộc sống hằng ngày. Qua bàn tay tôi luyện của nhà văn, ngôn ngữ ấy làm nên sự phong phú của văn chương. Phương tiện diễn đạt quyết định cách thành hình của tác phẩm nhà văn phải rèn luyện, học hỏi không ngừng để ngôn ngữ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực và sắc bén trong tay mình.
– Lời khẳng định của Nguyễn Tuân như là một lời khuyên đáng quý cho những người bước vào ngưỡng cửa viết văn và cả cho những ai yêu thích sự sáng tạo văn chương.
Bài văn tham khảo 1:
I. Mở bài:
– Ngôn ngữ là đặc trưng, là chất liệu cơ bản, là phương tiện biểu đạt của văn chương. Xét ngôn ngữ của một tác phẩm có thể thấy được tài năng của nhà văn. Các nhà văn có tài thường có ý thức khi sử dụng ngôn ngữ. Nguyễn Tuân là một người như thế. Bởi thế, khi nói chuyện với các nhà văn trẻ, Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”.
II. Thân bài:
1. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác.
– Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng . Nhưng không phải con người vừa sinh ra đã có tất cả mà phải trải qua hàng nghìn , hàng triệu năm vốn ngôn ngữ của con ngươi mới được như ngày nay.
– Làm cho ngôn ngữ của dân tộc đó trở nên trong sáng , phong phú hơn còn tuỳ thuộc vào các nhà văn, nhà thơ. Họ như những con ong cần mẫn hút mật cho đời. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quý của lao động trong thi ca:
Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
– Các nhà văn không phải ngẫu nhiên có vốn ngôn ngữ như họ đã có, mà họ phải phải lăn trải vào đời, phải lao động, phải học tập, tích luỹ từ ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ văn học tuy so với ngôn ngữ nhân dân không phong phú bằng nhưng xét về mặt biểu cảm hay để thể hiện một điều gì đó thì nó lại đạt mức độ tinh tế và sắc nét hơn. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học phải dựa vào ngôn ngữ nhân dân thì mới có sức sống. Chẳng thế mà Nguyễn Thi để cho chị Ut Tịch nói: “Còn cái lai quần cũng đánh” nghe dân dã làm sao! Hay trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải, ngôn ngữ của chị Đào là ngôn ngữ rất quen thuộc trong nhân dân nhưng rất giàu tính biểu cảm(đoạn chị Đào suy nghĩ về cuộc đời, số phận mình)
– Học tập ngôn ngữ nhân dân nhưng “nghệ thuật không phải là sự sao chép tự nhiên”, tất nhiên là về mọi mặt, kể cả ngôn ngữ. Mỗi nhà văn phải có một phong cách, có một giọng văn riêng .Cũng như nhà văn Liên Xô Tuốc-ghê-nhép nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
– Chứng minh bằng lao động nghệ thuật và tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu…
2. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước . Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp .
– Nhà văn tài năng phải có vốn ngôn ngữ phong phú của chính tâm hồn mình . Ngôn ngữ nhà văn phong phú sẽ làm cho văn giàu hình tượng, giàu nhạc tính. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ thích hợp vì như Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”.
– Bởi vì ngôn ngữ văn học trước hết phải chính xác.Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học chính xác nhưng không cứng nhắc mà uyển chuyển, mềm mại. Bởi vì thơ văn sinh trưởng từ tâm hồn con người nên sự chính xác của ngôn ngữ văn học có sự khác biệt với sự chính xác của khoa học. Chính vì thế mà Nguyễn Du viết :
“Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Có bản chép :
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Hoặc :
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
– Nếu dùng chữ tận thì trước mắt ta chỉ là thảm cỏ xanh mênh mông , còn dùng chữ rợn thì đã có sự sống bên trong của thảm cỏ xanh ấy. Nhưng chữ dợn chính xác hơn cả vì thảm cỏ không chỉ có sức sống mà dường như sức sống ấy đang sôi động , nhảy múa trước mắt ta.
– Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có khả năng diễn đạt tinh tế, biểu cảm và giàu hình ảnh (dẫn chứng đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam và đoạn văn tả cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân phân tích khả năng miêu tả tinh tế, biểu cảm, giàu hình ảnh). Hay người Việt Nam yêu truyện Kiều không thể quên được những câu thơ tả cảnh mùa thu của Nguyễn Du với âm hưởng ca dao dịu dàng, man mác:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc , non phơi bóng vàng”.
– Đó là một cảnh thu long lanh mĩ lệ đầy chất thơ mà mãi đến những thế kỉ sau người dân Việt Nam cũng không thể nào quên.
– Để có được vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn phải lấy vốn từ cuộc sống, từ nhân dân, phải bám rễ sâu vào đời để tích luỹ, học tập. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ phải biết sáng tạo vì “Dùng chữ như như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”. Những con chữ nếu không được đạt đúng chỗ thì nó sẽ trở nên “cứng đơ, thấp khớp” không linh hoạt.
3. Bình luận:
– Ý kiến của Nguyễn Tuân cho thấy ông rất quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ văn xuôi nói riêng. Tuy ngôn ngữ không phải là yếu tố duy nhất làm nên tác phẩm văn học có giá trị nhưng nó yếu tố góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. Nguyễn Tuân cũng được xem là “nhà luyện đan ngôn từ”
– Bài học với người sáng tác và tiếp nhận.
Bài văn tham khảo 2:
- Mở bài:
Ngôn ngữ là đặc trưng, là chất liệu cơ bản, là phương tiện biểu đạt của văn chương. Xét ngôn ngữ của một tác phẩm có thể thấy được tài năng của nhà văn . Các nhà văn có tài thường có ý thức khi sử dụng ngôn ngữ. Nguyễn Tuân là một người như thế . Bởi thế, khi nói chuyện với các nhà văn trẻ, Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ”
- Thân bài:
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ”: Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác.
Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng. Nhưng không phải con người vừa sinh ra đã có tất cả mà phải trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm vốn ngôn ngữ của con người mới được như ngày nay .
Làm cho ngôn ngữ của dân tộc đó trở nên trong sáng, phong phú hơn còn tuỳ thuộc vào các nhà văn, nhà thơ. Họ như những con ong cần mẫn hút mật cho đời. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quý của lao động trong thi ca :
Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài .
Các nhà văn không phải ngẫu nhiên có vốn ngôn ngữ như họ đã có, mà họ phải lăn trải vào đời, phải lao động, phải học tập, tích luỹ từ ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ văn học tuy so với ngôn ngữ nhân dân không phong phú bằng nhưng xét về mặt biểu cảm hay để thể hiện một điều gì đó thì nó lại đạt mức độ tinh tế và sắc nét hơn .
Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học phải dựa vào ngôn ngữ nhân dân thì mới có sức sống. Chẳng thế mà Nguyễn Thi để cho chị Út Tịch nói : “Còn cái lai quần cũng đánh” nghe dân dã làm sao ! Hay trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngôn ngữ của nhân vật Tràng và thị là ngôn ngữ rất quen thuộc trong nhân dân nhưng rất giàu tính biểu cảm (đoạn gặp gỡ giữa Tràng và thị).
Học tập ngôn ngữ nhân dân nhưng “Nghệ thuật không phải là sự sao chép tự nhiên”, tất nhiên là về mọi mặt , kể cả ngôn ngữ . Mỗi nhà văn phải có một phong cách, có một giọng văn riêng . Cũng như nhà văn Liên Xô Tuốc-ghê-nhép nói : “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
Điều đó thể hiện rất rõ ràng trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu… và các nhà, nhà văn thơ khác.
Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.
Nhà văn tài năng phải có vốn ngôn ngữ phong phú của chính tâm hồn mình. Ngôn ngữ nhà văn phong phú sẽ làm cho văn giàu hình tượng , giàu nhạc tính . Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải biết lựa chọn , sử dụng ngôn ngữ thích hợp vì như Nguyễn Tuân đã khẳng định : “Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp”
Bởi vì ngôn ngữ văn học trước hết phải chính xác. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học chính xác nhưng không cứng nhắc mà uyển chuyển, mềm mại. Bởi vì thơ văn sinh trưởng từ tâm hồn con người nên sự chính xác của ngôn ngữ văn học có sự khác biệt với sự chính xác của khoa học. Chính vì thế mà Nguyễn Du viết :
Cỏ non xanh dợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Có bản chép :
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hoặc :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Nếu dùng chữ tận thì trước mắt ta chỉ là thảm cỏ xanh mênh mông, còn dùng chữ rợn thì đã có sự sống bên trong của thảm cỏ xanh ấy. Nhưng chữ “dợn” chính xác hơn cả vì thảm cỏ không chỉ có sức sống mà dường như sức sống ấy đang sôi động, nhảy múa trước mắt ta .
Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có khả năng diễn đạt tinh tế, biểu cảm và giàu hình ảnh (dẫn chứng đoạn văn mở đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam và đoạn văn tả cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – phân tích khả năng miêu tả tinh tế, biểu cảm, giàu hình ảnh). Hay người Việt Nam yêu Truyện Kiều không thể quên được những câu thơ tả cảnh mùa thu của Nguyễn Du với âm hưởng ca dao dịu dàng , man mác :
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”.
Đó là một cảnh thu long lanh mĩ lệ đầy chất thơ mà mãi đến những thế kỉ sau người dân Việt Nam cũng không thể nào quên .
Để có được vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn phải lấy vốn từ cuộc sống , từ nhân dân, phải bám rễ sâu vào đời để tích luỹ, học tập . Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ phải biết sáng tạo vì “dùng chữ như như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp” . Những con chữ nếu không được đạt đúng chỗ thì nó sẽ trở nên “cứng đơ, thấp khớp” không linh hoạt .
- Kết bài:
Ý kiến của Nguyễn Tuân: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ” cho thấy ông rất quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ văn xuôi nói riêng. Tuy ngôn ngữ không phải là yếu tố duy nhất làm nên tác phẩm văn học có giá trị nhưng nó yếu tố góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. Nguyễn Tuân cũng được xem là “nhà luyện đan ngôn từ”.
Bài văn tham khảo 3:
Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyên Tuân: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo rạ ngôn ngữ”.
Âm nhạc sẽ không xuất hiện và sẽ không làm rung động lòng người nếu cuộc sống không kỳ diệu với muôn nghìn âm thanh trầm bổng. Âm thanh là phương tiện biểu hiện của âm nhạc cũng như ngôn ngữ làm nên thế giới văn chương. Nhà văn là kỹ sư tâm hồn với chất liệu ngôn ngữ trong tay phải học hỏi, sáng tạo để cấu thành tác phẩm. Tác phẩm có thể trở thành vốn liếng tinh thần quý báu của nhân loại hay không tuỳ thuộc vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Nghệ thuật văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Tìm hiểu, khám phá và sáng tạo không ngừng để mỗi dòng, mỗi chữ viết ra đều được chắt lọc tinh tế, độc đáo đủ sức thuyết phục lòng người và lắng đọng lại với thời gian, cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Tuân khẳng định với những người viết văn trẻ: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo rạ ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thỉ văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thỉ chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào dể chỗ nào phải dúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”.
Văn chương là tiếng nói của tâm hồn – dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, văn chương cũng muốn đem cái đẹp vào cuộc sống. Thế giới bao la với muôn nghìn sự kiện luôn sôi động, văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng là sự phản ánh có chọn lọc. Thế giới khách quan được nhìn qua thế giới chủ quan của tác giả, hiện thực sinh động được khái quát lên cụ thể, độc đáo trong tác phẩm văn chương. Nhà văn chân chính làm con ong miệt mài đi hút nhụy hoa, sương đêm lắng đọng để làm nên mật ngọt cho đời và ngôn ngữ là phương tiện thiết yếu giúp nhà văn sản sinh ra hương mật văn chương. Bông hoa kia dù ngọt ngào hương sắc đến đâu, giọt sương đêm dù tinh sạch hơn cả khí trời vẫn là vô dụng nếu chú ong không thể tạo mật thơm lành.
Văn chương bắt nguồn từ lao động và qua lao động con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp, qua cách nói, viết thư, trao đổi – nhưng cuộc sống vốn vận động và phát triển không ngừng, không chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp, qua ấy ngôn ngữ được sử dụng đa – dạng hơn, mang tính thẩm mỹ cao hơn, đó là ngôn ngữ văn chương. Tiếng nói tình cảm của con người mang nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, ngôn ngữ cũng biến hóa kỳ diệu không ngừng để đáp ứng được nhu cầu bày tỏ ấy. Từ thuở xa xưa, khi chưa có chữ viết, dân gian ta đã sáng tạo nên dòng văn chương truyền miệng và từ đó đến nay, những tác phẩm dân gian vẫn trường tồn. Thế mới biết sức sống của ngôn ngữ mãnh liệt đến nhường nào! Lao động giúp con người tồn tại và lao động giúp con người sáng tạo ra ngôn ngữ – để giao tiếp bày tỏ cảm xúc. Nhưng ngôn ngữ từ thuở mới khai sinh chỉ là một thứ tiếng nói thô sơ, tình cảm của nhân loại? Văn chương là một loại hình nghệ thuật ra đời giúp con người tìm đến với nhau. Nhà văn qua tác phẩm bày tỏ tâm tư, ước vọng với cuộc đời và con người trong xã hội.
Ngôn ngữ của cuộc đời thường là một loại quặng còn lẫn tạp chất – nhà văn làm công việc của người tình nguyện loại bỏ những chất thừa thãi để đúc kết lại thứ kim loại hoàn hảo hơn, đủ sức lóng lánh phản chiếu tâm hồn. Nhà văn Nguyễn Du là đứa con máu thịt của dân tộc Việt Nam, tác giả sinh ra, lớn lên trong lòng tiếng Việt, ấp ủ, nuôi dưỡng “nỗi đau đời” để tạo nên một tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” bất diệt. “Truyện Kiều” cũng là ngôn ngữ của nhân dân, thứ ngôn ngữ mà chúng ta hiểu và cảm thông sâu sắc. Thế nhưng đã mấy thế kỷ trôi qua, “Truyện Kiều” vẫn được đánh giá làm một viên ngọc toàn bích về nghệ thuật, không một vết xước, không chút bụi mờ? Phải chăng Nguyễn Du đã làm công việc gạn lọc ngôn ngữ đời thường, tinh luyện, nâng niu từng chữ, từng câu để tạo nên vẻ đẹp tuyệt diệu đó? Nhưng dù có gạn lọc đến đâu, có đãi cát tìm vàng đi chăng nữa thì vốn liếng ấy cũng là ít ỏi so với một tác phẩm vĩ đại, cái tài, cái khổ luyện của Tố Như là ở chỗ tác giả “không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ có sáng tạo”.
Quả thật, nếu không làm được công việc đó “Truyện Kiều” sẽ không được truyền tụng và hấp dẫn đến tận hôm nay – những năm cuối của thế kỷ XX nhìn lại chặng đường “Đoạn trường tân thanh” đã đi qua với bao thăng trầm, biến đổi. Hai trăm năm, một quãng thời gian đủ đế ngôn ngữ phát triển và hoàn thiện, tuyệt vời sao, trong “Truyện Kiều” vẫn khiến muôn thế hệ phải nhỏ những giọt lệ xót thương nàng Kiều. Ngôn ngữ “Truyện Kiều” đầy sức lay động, thuyết phục đến mức không thể nào thay thế được nữa. Nguyễn Du đã sử dụng và phát triển, sáng tạo ngôn ngừ có sức sống lâu bền, hoàn hảo nhất. Từ một câu thơ chừ Hán của Thôi Hiệu, Nguyễn Du chuyển sang chữ Nôm đã trở nên đậm đà, gần gũi với dân tộc:
“Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.”
(Thôi Hiệu)
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ấy còn cười gió đông.”
(Nguyễn Du)
Câu thơ chữ Hán là tâm trạng của Thôi Hiệu trước cảnh cũ nhớ mà vào tay Tố Như bỗng bồi hồi, xao xuyến tâm trạng chàng Kim nhớ người yêu. Tài năng của nhà thơ không chỉ là phát hiện, sáng tạo ra cái mới mà còn là cách sử dụng tài tình, biến cái cũ thành cái mới thành sắc thái nhuần nhị hơn, biểu cảm hơn. Nhưng học tập không có nghĩa là “bám vào ngôn ngữ của ngườị khác”. Cuộc sống, tình cảm con người vốn phong phú, đa dạng đòi hỏi phải có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ngôn ngữ văn chương là tiếng nói của riêng mỗi nhà văn nói riêng về cuộc đời – nó phải mang phong cách thuyết phục người đọc.
Cùng một sự việc nhưng ở một góc độ sẽ có cách nhìn khác nhau – văn chương nếu chỉ là lập lại thì sẽ không tồn tại được lâu dài. Nhà văn phải sống cuộc sống với nhân dân, chia sẻ cùng nhân dân. Cuộc đời là trường học của những nhà tâm huyết – cuộc đời sẽ giúp nhà văn tích lũy được vốn sống, vốn ngôn ngữ phong phú. Tư tưởng này dù có vĩ đại bao nhiêu mà nghèo nàn biểu hiện thì cũng trở nên vô ích. Nội dung phải phù hợp với hình thức. Hai yếu tố thống nhất sẽ làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh nếu tư tưởng lớn được diễn đat với một vốn ngôn từ đa dạng, hình thức thích hợp. Cùng một giọt nước mắt của nàng Kiều nhưng mỗi lần nàng khóc Tố Như lại có một cách diễn đạt khác nhau. Và cứ thế, từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc bị cuốn hút, say mê, bị dằn vặt nỗi đau nàng Kiều mà mỗi lần đau là mỗi lần cay đắng khác nhau, muôn hình muôn vẻ, phức tạp như chính cuộc sống thực.
Cũng là niềm cô đơn Kiều trăn trở, day dứt thâu đêm – nhưng trong mỗi hoàn cảnh, sự cô quạnh đó nhuốm sắc thái thật riêng biệt: “Một mình mình biết một mình mình hay”.
Câu thơ tám chữ với bốn lần lập lại chữ “mình” sao chua xót, bẽ bàng đến thế! Ngôn ngữ trong tay Nguyễn Du biến hóa diệu kỳ như vẻ đẹp tiếng Việt đã thâu tóm dưới đầu ngọn bút: “Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình”.
Với những chữ “riêng” lập lại đến đôi ba lần, Tố Như làm người đọc phải giật mình đến hoảng hốt vì thương cho phận nàng Kiều đơn lẻ. Ngôn ngữ trong “Đoạn trường tân thanh” chẳng những giàu mà đẹp đến mức diệu kỳ. Nếu Nguyễn Du không tích lũy được cho mình một “đội quân từ ngữ” hoàn chỉnh đến thế thì “Truyện Kiều” rất dễ làm người đọc nhàm chán biết bao. “Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay nhưng có vốn mà không biết sử dụng thỉ chi như nhà giàu giữ của”. Ngôn ngữ của cuộc đời thường vào tác phẩm phải là những dòng ngôn ngữ văn chương giàu tình cảm, giàu sức biểu hiện. Có những từ là “nhãn tự” của thơ thì mới có những khố thơ, bài thơ xuất thần, độc đáo. Nhà văn làm công việc chọn lựa ngôn từ sao cho từ nào đắc ý nhất, đúng chỗ của nó nhất. Khi miêu tả Thúy Kiều, với đôi ba nét Nguyễn Du đã báo trước số phận của nàng.
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém’xanh”
Những sinh vật vô tri làm sao có thể “ghen”, “hờn” trước nhan sắc còn người? Hay phải chăng định mệnh trớ trêu đã để mắt tới người con gái tài sắc vẹn toàn ấy. Chỉ dùng một hai chũrthôi nhưng đủ sức diễn tả, dự báo cả cuộc đời nhân vật – thế chẳng là tài tình lắm sao! Thúy Kiều nhờ Thúy Vân nối duyên Kim Trọng thay mình, một câu chuyện khác thường như vậy không thể nào hẩy hơn.
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Tiếng “cậy” thân thương mà chứa đựng cả lòng tin, sự nhờ vã thiết tha nhất – không thể chối từ trước niềm mong mỏi của nàng. Quả thật. Nguyễn Du đã đạt đến mức bậc thầy của ngôn ngữ, tiếng Việt trong tay tác giả được sử dụng khéo léo, điêu luyện và chính xác đến khôn cùng. Điều đó lý giải tại sao “Truyện Kiều” trường tồn trong lòng dân tộc hàng bao thế kỷ:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.”
(Độc Tiểu Thanh Ký)
Tiếng “khấp” của người văn hào vĩ đại Việt Nam vẫn vang vọng hằng bao thế kỷ, đi giữa lòng người để nói về nỗi đau đời là “khấp” và chất chứa trong tim. Nhà văn không sử dụng tiếng “khốc” mà lại là “khấp” tiếng nức nở trong tâm hồn, mặn xót, tái tê – nước mắt chảy ngược vào hồn nên ngàn năm còn thương, còn xót Tố Như để lại cho mai sau một di sản tinh thần đồ sộ và phong phú, đọc văn của ông ta không thể lơ là khi sử dụng tiếng Việt. Ngôn ngữ làm nên văn chương và văn chương có sức mạnh xây dựng hay tàn phá con người – phải trân trọng và biết sử dụng ngôn ngữ thì mới có thể sáng tác nên những tác phẩm hay, độc đáo.
Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống nhưng không có nghĩa là bê nguyên cuộc sống vào tác phẩm, mà văn chương là tái hiện và tái tạo cuộc sống. Nhà văn phải nói lên khát vọng của nhân dân, dự báo mọi điều đang đến và sẽ đến trong tương lai. Do đó văn chương là loại hình nghệ thuật tuyệt vời nhất, đậm đà tình cảm nhất. Muốn văn chương thật gần gũi với công chúng, nhà văn phải nói lên được khát vọng của họ với cuộc đời, sao cho mỗi tác phẩm đều đem đến cái đẹp cho cuộc đời. “Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”. Sự linh hoạt của văn chương tức là sự linh hoạt của nhà văn khi lao động, sáng tạo nghệ thuật – sao cho mỗi hình tượng nghệ thuật đều có sức trường tồn với thời gian.
Văn chương nếu là bê nguyên cuộc đời thật vào tác phẩm thì chẳng có gì đáng nói, nó phải là “người lạ mà quen biết” như Biêlinski đã từng nói. Nhà văn, nhà thơ cảm nhận cuộc sống theo riêng mình, đôi khi điều đó trái với quy luật nhưng lại phù hợp với tâm hồn người, nó được bạn đọc chấp nhận:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.”
(Trần Đăng Khoa)
Với các cảm nhận độc đáo của mình, Trần Đăng Khoa đã táo bạo nghe âm thanh (thính giác) bằng đôi mắt (thị giác). “Tiếng rơi rất mỏng” như vết cắt hết sức nhẹ nhàng của chiều phiến lá “rơi nghiêng” – đêm sau chiến tranh không gian lại yên tĩnh đến thế ư? Cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ mới mẻ của nhà thơ đã làm nên một hiện tượng ngôn ngữ thật đẹp.
Ngôn ngữ trong văn chương đa dạng, phức tạp như chính cuộc sống hàng ngày – qua bàn tay tôi luyện của các nhà văn, ngôn ngữ ấy làm nên sự phon phú của văn chương. Phương tiện diễn đạt quyết định cách thành hình của tác phẩm – và nhà văn phải rèn luyện, học hỏi không ngừng để ngôn ngừ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực và sắc bén trong tay mình. Lời khẳng định của Nguyễn Tuân là một lời khuyên đáng quý cho những người bước vào ngưỡng cửa viết văn và cả cho những ai’yêu thích sự sáng tạo văn chương. Nhưng điều đó không có nghĩa là rơi vào chủ nghĩa hình thức, bỏ quên nội dung tư tưởng tác phẩm – mà một tác phẩm hay thật sự sẽ kết hợp hoàn hảo giữa nội dung và hình thức nghệ thuật – sao cho đó là những bông hoa hương sắc vẹn toàn. Và muốn nghiên cứu ngôn ngữ văn chương, ta sẽ luôn nhớ đến lời khuyên của nhà văn “Vang bóng một thời”.
Xem thêm:
- Chứng minh: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó…”
- Qua một tác phẩm văn học mà em đã đọc, đã học, hãy trình bày tác động của tác phầm ấy đối với em.
- Chứng minh: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”