Chứng minh: Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người – Nguyễn Minh Châu

thien-chuc-cua-nha-van-la-suot-doi-di-tim-nhung-hat-ngoc-an-giau-trong-be-sau-tam-hon-con-nguoi-678.png

“Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu).

Từ hiểu biết về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), anh/ chị hãy phát hiện hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn nhân vật này.


1. Giới thiệu chung : Tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận và trích dẫn được nhận định

2. Giải thích nhận định :

– Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.” : những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người – là nét đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người mà ta mới nhìn không thể thấy được.

– Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong rất nhiều những hạt ngọc như thế: Bề ngoài thua thiệt, bị cuộc sống dồn đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le nhưng vẫn luôn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam : nhân hậu, hiền thục, bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh…

3. Phân tích, chứng minh:

a. Hoàn cảnh, tình huống xuất hiện nhân vật:

– Người đàn bà xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong buổi sáng bình minh trên biển khi chị nhẫn nhục cam chịu những đòn roi thô bạo của người chồng, hơn thế trong cuộc gặp gỡ tại tòa án Huyện, câu chuyện của người đàn bà càng khiến cho người đọc nhận thức được nhiều điều về cuộc sống, về những vẻ đẹp khuất lấp ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như quê mùa, thất học này.

b. Hình ảnh người đàn bà hàng chài:

* Hình dáng, lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp:

– Nhà văn không đặt cho nhân vật của mình một cái tên cụ thể mà chỉ gọi một cách phiếm định “mụ”, “người đàn bà”. Có lẽ hình ảnh của bà cũng nhạt nhòa trong bao hình ảnh của những người phụ nữ cùng cảnh ở vùng biển này: đông con, đói khổ, lam lũ, mà còn phải gánh chịu cảnh bạo hành gia đình

– Trạc ngoài 40 tuổi, chị có một ngoại hình xấu xí, thô kệch, mặt rỗ, dáng đi mệt mỏi, chậm chạp …đó là hiện thân của sự nghèo khổ, lam lũ, vất vả, thua thiệt.

– Cuộc sống thầm lặng chịu mọi đau đớn trước sự bạo hành tàn bạo của người chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà không kêu ca, chống trả hay chạy trốn…thậm chí khi được tòa án Huyện khuyên bỏ người chồng độc ác thì bà xin “đừng bắt con bỏ nó”

→ Nhà văn đã khơi dậy ở người đọc niềm cảm thông với cuộc đời của người phụ nữ hàng chài, chịu đựng tất cả – phải chăng chị ta là một người đàn bà không bình thường ?

* Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn :

– Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như không bình thường đó lại lấp lánh “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” mà Nguyễn Minh Châu khát khao khám phá.

– Trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án Huyện, nhà văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người phụ nữ nghèo khổ vùng biển.

+ Với chồng : cam chịu, nhẫn nhục, nhưng không mù quáng mà thấu hiểu, cảm thông và thương xót…( chứng minh)

+ Với con : tận tâm, hi sinh, bao bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương, luôn mặc cảm có lỗi với con ( chứng minh )

+ Với cuộc sống và gia đình : chịu mọi thua thiệt về mình vì cuộc sống của các con, tỏ ra sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời, biết trân trọng, chắt chiu những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất để mà sống, tồn tại vì các con và gia đình… (chứng minh )

+ Với cán bộ tòa án : từ chỗ sợ sệt, khúm núm đến tự tin, thành thật, cảm thông với chánh án Đẩu có lòng tốt và có kiến thức sách vở nhưng chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống…Điều này cho thấy bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

Hóa ra ẩn sâu trong cái vẻ bề ngoài thô kệch, ấy của người đàn bà hàng chài lại chất chứa bao điều uẩn khúc, bao nét đẹp tâm hồn : yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh, giàu lòng tự trọng…bà đã đem lại cho Phùng và Đẩu một bài học về cách nhìn đời, nhìn người, nhìn cuộc sống…Bà là hiện thân cho cái đẹp khiêm nhường, thầm lặng, cái bí ẩn sâu xa của tâm hồn con người, cái chất ngọc mà Nguyễn Minh Châu kiếm tìm…

– Liên hệ với những nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu:

Liên (Bến quê), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng )…để thấy quan điểm, thực tiễn sáng tác của ông : đi tìm “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

4. Đánh giá chung :

– Sáng tạo tình huống mang tính nhận thức, cách khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phù hợp đặc điểm tính cách nhân vật, điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường được sức khám phá đời sống với nhiều chiêm nghiệm, triết lí… Nguyễn Minh Châu qua nhân vật người đàn bà hàng chài đã giúp người đọc khám phá ra “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” lao động bình dị, lam lũ – nhà văn đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể - Theki.vn
  2. Thiên chức của nhà văn là gì? - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.