Nghị luận: Phong cách đối với nhà văn cũng như sắc màu với người họa sĩ, không phải là vấn đề kĩ thuật mà là cách nhìn (Marcel Proust)

nghi-luan-phong-cach-doi-voi-nha-van-cung-nhu-sac-mau-voi-nguoi-hoa-si-khong-phai-la-van-de-ki-thuat-ma-la-cach-nhin-marcel-proust

Phong cách đối với nhà văn cũng như sắc màu với người họa sĩ, không phải là vấn đề kĩ thuật mà là cách nhìn (Marcel Proust).

Suy nghĩ của Anh/ Chị về ý kiến trên?

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích:

“Phong cách”: là nét riêng, nét độc đáo có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn. Biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đén cho người đọc 1 cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Phong cách khi đã định hình thường có tính bền vững.

“Phong cách đối với nhà văn cũng giống như sắc màu đối với người họa sĩ”: Marcel Proust đã so sánh nét riêng nét đọc đáo của nhà văn với người họa sĩ – những người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

– “Không phải là vấn đề kỹ thuật mà là cách nhìn”: phong cách tác giả không đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật hay chỉ là lớp vỏ ngoài trang trí cho tác phẩm văn chương mà nó là cách nhìn rất riêng của mỗi người về thế giới, phân biệt với cách nhìn của những người khác.

→ Như vậy, ý kiến của Marcel Proust đã khẳng định vai trò của cách nhìn trong việc hình thành, duy trì và phát triển nét riêng nét độc đáo trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ dù hoạt động ở bất kì lĩnh vực nghệ thuật nào, trong đó có văn học.

2. Bình luận:

* Khẳng định: Ý kiến hoàn toàn chính xác

* Lý giải:

– Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nghệ thuật rất tối kỵ sự trừng lặp, “lúc 1 người không có cái gì là riêng của mình thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết”. Bất cứ lĩnh vực lao động nào cũng ccần tính sáng tạo nhưng sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật mang bản sắc riêng và trở thành 1 thuộc tính. Bởi lẽ sản phẩm của lao động là tác phẩm nghệ thuật, nó đáp ứng nhu cầu thưởng thức và nhu cầu thẩm mĩ cho con người, nó là đối tượng thẩm mĩ tác động trực tiếp vào đời sống tư tưởng của con người. Vì vậy tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó là bản sao của người khác, hay không đem lại điều gì mới mẻ cho sự cảm thụ thẩm mĩ của con người.

→ Lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung, của nhà văn nói riêng là lao động đặc thù chịu sự quy định khắt khe của những quy luật sáng tạo nghệ thuật chân chính.

– Sự thật cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thé giới của nhà văn. Cách nhìn này vốn có ở mỗi nhà văn chân chính. Nhà văn phải có khả năng khám phá, nắm bắt những quá trình bên trong của cuộc sống, miểu tả được những tính cách điển hình, mô tả tồn tại phương diện, nội hạt của con người, tâm lí của con người. Cuối cùng đem đến cho người đọc những điều mới mẻ trong tư tưởng, tình cảm, cảm xúc qua cách sử dụng ngôn từ độc đáo.

– Cách nhìn trong phong cách của nhà văn cũng cần thay đổi vận động sao cho phù hợp, hài hòa với phong cách thời đại, phong cách dân tộc…Song cũng không vì thế mà nhà văn thay đổi mất dần nét phong cách riêng biệt của chính mình, mà nó cũng cần có tính bền vựng sau khi được định hình rõ nét.

– Ngoài việc lách ngòi bút của mĩnh vào những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống để đem đến những triết lý sâu xa, thì nhà văn cũng cần có cách nhìn bao quát, rộng lớn, mang tầm nhân loại để xây dựng sức sống lâu bền cho đứa con tinh thần của mình.

– Nhu cầu của bạn đọc luôn luôn đòi hỏi những cái nhìn mới → áp lực đòi hỏi nhà văn phải có những cách nhìn, cách khám phá mới.

3. Chứng minh:

* Truyện ngắn “Chí Phèo”: Nam Cao phát hiện sự tồn tại của thân xác trong Chí Phèo hay ngôn ngữ cơ thể:

– Trước Nam Cao, thân xác thường được xem là những gì thấp kém, không có nhiều giá trị -> thân xác trong văn học dường như bị lãng quên như Nguyễn Văn Trung từng nói: “Thân xác của con người là sự tồn tại bị bỏ quên vắng mặt”

– Nam Cao lại cách nhìn mới cho thấy thân xác con người có tiếng nói riêng của nó. Nó không phải nô lệ của tâm hồn mà còn tác động vào tâm hồn, làm thay đổi tâm hồn con người.

+ Sự thay đổi lớn nhất của Chí qua sự gặp gỡ Thị Nở đêm trăng:

  • Gã đàn ông chưa bao giờ bị ốm, bây giờ bị ốm → sự thay đổi của thân xác.
  • Gã đàn ông chưa bao giờ lo âu về thân xác → cô đơn trong tuổi già.
  • Cơ thể già đi theo năm tháng khiến Chí càng trở nên cô độc

→ Chí đã “già” từ thân xác đến tâm hồn.

+ Sự thay đổi giác quan: nghe thấy…. → tác động giúp Chí nhớ lại quá khứ ngày xưa → làm thay đổi tâm hồn con người Chí →  khao khát hoàn lương

→ Sự thay đổi thân xác → sự thay đổi tâm hồn → khao khát lương thiện

+ Câu hỏi: “Làm cách nào….lương thiện” thường được quan tâm chú ý hơn câu hỏi: “Làm thế nào để het những vết sẹo này?” → cho thấy thân xác thường bị bỏ quên.

+ Toát mồ hôi khi ăn bát cháo hành cũng là biểu hiện của thể xác cho thấy tâm hồn Chí đang rỉ máu

→ Thân xác con người là gì rất quý giá. Khi con người đã mang gương mặt của con vật thì không thể trở lại được nữa → tâm hồn Chí khao khát lương thiện nhưng mặt Chí đã thành con vật rồi.

– Từ ttaast cả những thay đổi đáng sợ đó, nhà văn Nam Cao đã:

+ Lên án tố cáo sự thay đổi nhân hình con người mãi mãi k hòa tan.

+ Ông không cắt rời tâm hồn và thân thể mà nó là những dấu gạch nối.

→ thân thể trong sáng tác của Nam Cao phát hiện ra tiếng nói riêng của nó, giá trị riêng của nó.

– Lý giải nguyên nhân vì sao Nam Cao có cái nhìn độc đáo ấy:

+ Nguyên nhân khách quan: Nền văn học ít quan tâm đến thân xác

+ Nguyên nhân chủ quan: Cuộc đời, con người Nam Cao

* Bài thơ “Vội vàng”: Xuân Diệu phát hiện trần gian mang vẻ đẹp thiên đường và mang vẻ đẹp thân xác con người:

– Đôi mắt của XD khi nhìn vào cảnh trần gian -> thiên đường

– Trần gian luôn mang vẻ đẹp con người

– Lí giải nguyên nhân vì sao Xuân Diệu có những cái nhìn đặc biệt ấy:

+ Vì chính cuộc đời Xuân Diệu: ám ảnh cái chết do đồng tính luyến ái → chính vì thế Xuân Diệu mới yêu quý sự sống của mình hơn. Xuân Diệu viết về cái chết ngay ở độ tuổi hoa niên

+ Ảnh hưởng của triết học phương Tây (quan niệm thời gian)

4. Bàn luận mở rộng:

– Cách nhìn mới mẻ đối với mỗi nhà văn cũng rất quan trọng. Nhưng cách nhìn ấy cũng cần được gắn liền với một cách thể hiện đốc đáo, mới lạ và ấn tương. Hay nói cách khác, phong cách nghệ thuật cũng cần quan tâm đến “vấn đề kỹ thuật”

– Yêu cầu với nhà văn và người đọc: Phong cách đối với nhà văn cũng như sắc màu với người họa sĩ, không phải là vấn đề kĩ thuật mà là cách nhìn.

Chứng minh: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thế giới chẳng là gì, trật tự cũng không!.... Bằng hiểu biết của mình về văn học, anh/chị hãy bình luận vấn đề lí luận đặt ra từ bài thơ. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.