»» Nội dung bài viết:
Kết bài truyền thống.
– Bước 1: Khẳng định lại vấn đề Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Việc thâu tóm lại nội dung giúp cho bài viết thêm trọn vẹn và hoàn chỉnh.
– Bước 2: Đánh giá thành công tác giả Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.
– Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.
Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề.
– Cách 1. Đưa lý luận vào kết bài.
Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm. Lưu ý, các bạn không cần đưa ra những lí luận quá sâu sắc, dễ sa đà vào những sai lầm khác, khiến kết bài miên man và chệch hướng.
– Cách 2. Vận dụng kiến thức thực tế.
Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.
Kết bài dạng đề Phân tích nhân vật
Kết bài 1:
“Văn học là nhân học” đích đến cuối cùng của văn học là con người. Nhân vật … hiện lên dưới ngòi bút của … như khoác lên màu áo của hiện thực. Nghệ thuật sinh ra để phục vụ con người và đã hoàn thành sức mệnh của người nghệ sĩ, yêu thương, trân trọng như đang ôm nhân vật vào lòng mình.
Kết bài 2:
Người nghệ sĩ … đã tạo nên một nhân vật … thật đẹp, thật đáng trân trọng. Dưới ngòi bút tài hoa ấy, … hiện lên được chăm chút từng nét vẽ, được yêu thương, nâng niu trong câu chuyện. Chính … đã mang trong mình linh hồn của người nghệ sĩ, tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, trường tồn mãi trong dòng chảy vô tình của thời gian.
Kết bài 3:
Nhà văn sinh ra để cầm bút và để “nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” Dưới ngòi bút của … nhân vật … hiện lên không cầu kì, không hoa mĩ nhưng cũng đủ để người đọc hiểu và yêu thương hơn bao giờ hết. Nhà văn … đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh, thời đại nào đi chăng nữa, tác phẩm vẫn mang một sức mạnh rất đặc biệt, yêu thương và làm cho tâm hồn con người trong sạch, cao đẹp hơn.
Kết bài 4:
Hiện thực là muôn màu muôn vẻ đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi bản chất cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức, cái ngẫu nhiên tạm thời, cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn tìm ra được các quy luật của đời sống. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm A của nhà văn B đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu sự nghèo khổ, túng quẫn của họ. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc tác phẩm A đã lên tiếng B.
Kết bài 5:
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở, tác phẩm mãi là đóa hoa bất diệt như mùa xuân vô định, ghi lại quá khứ oanh liệt, rực rõ một thời của đất nước mình. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
Kết bài dạng đề Phân tích tình huống truyện.
Kết bài 1:
Một bức tranh nghệ thuật của ngôn từ được tạo nên bởi tình huống truyện trong … của nhà văn . thật đẹp, thật cuốn hút. Khép lại những trang văn nhưng trong người đọc vẫn đạt đào những cảm xúc, những suy ngẫm, tình cảm, một niềm thán phục dành cho người nghệ sĩ tài hoa… Đúng như nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết về tình huống truyện: “Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người.
Kết bài 2:
“Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc”. Lát cắt của … trong tác phẩm mới điêu luyện làm sao! Một câu chuyện rất đời thường nhưng chính bằng lát cắt ấy, câu chuyện như ôm ấp những giá trị cao đẹp hơn, mang đến cho con người những nhìn nhận mới, suy ngẫm mới, làm giàu đẹp hơn trong tâm hồn con người. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác phẩm mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, trường tồn và tỏa sáng mãi theo tháng năm.
Kết bài dạng đề Phân tích giá trị hiện thực/nhân đạo.
Kết bài 1:
Ôm ấp vào lòng mình câu chuyện của cuộc đời, trân trọng từng góc nhìn của cuộc sống, yêu thương từng phẩm chất của con người, nhà văn … đã xây dựng tác phẩm … bằng ngòi bút hiện thực và nhân đạo đặc sắc. Để rồi câu chuyện cứ thế nhẹ nhàng đi vào trái tim bạn đọc, khiến người đọc như chìm đắm vào từng câu chuyện, yêu thương và trân trọng nhân vật nhiều hơn.
Kết bài 2:
Đi vào từng trang văn bằng chính hiện thực, dưới ngòi bút nhân đạo của nhà văn từng câu chuyện cuộc đời như được nâng niu hơn, yêu thương hơn. Qua biết bao thế hệ, từng trang văn ấy vẫn khiến người đọc mang bao cảm xúc, để lại biết bao “giọt nước mắt lóng lánh”. Có lẽ chính “giọt nước mắt” ấy đã tạo nên một sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Kết bài dạng đề Phân tích đoạn trích.
Kết bài 1:
Đoạn văn trên có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ … tạo nên trong tác phẩm … của mình. Dù là trong quá khứ, ở hiện tại hay tương lai, tác phẩm vẫn luôn mang một giá trị thật đặc biệt, một sức mạnh trường tồn theo năm tháng, đúng như lời nhận định “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết.”
Kết bài 2:
Khép lại những trang văn ấy, trong lòng tôi vẫn bồi hồi từng cảm xúc. Người nghệ sĩ tài hoa ấy đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc đạt dào, không chỉ cho hôm nay mà cả mãi mãi về sau. Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc như càng yêu văn, yêu thơ hơn.
Kết bài 3:
Văn chương tạo nên những nốt trầm thật đẹp trong cuộc sống. Chỉ qua một đoạn văn trong tác phẩm … của nhà văn … người đọc như được ru dưỡng tâm hồn thêm một chút. Văn chương ôm con người vào lòng, con người lại san sẻ tình thương vào văn chương, có lẽ chính vì vậy mà dù thời gian có trôi đi, trôi mãi cũng không bao giờ cuốn trôi được văn học rời xa con người.
Kết bài dạng đề Lí luận văn học.
Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.
Kết bài dạng đề Phân tích phong cách văn học.
Kết bài 1:
Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của mình trong đời sống văn học phải tạo cho mình một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vì đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để “xác định nhà văn này khác với nhà văn kia”. Và nhà văn A với tác phẩm B đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc bởi cái tôi nghệ thuật độc đáo không nhầm lẫn với bất cứ tác giả nào. Đó cũng chính là thành công nổi bật trong sự nghiệp văn chương của ông/ bà.
Kết bài 2:
Bài thơ anh làm một nửa mà thôi.
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá.
Nó không là anh nhưng nó là mùa.
Quả thật khi những vần thơ của ông/ bà ngân lên, chúng ta không ngừng xúc động, bâng khuâng bởi sự sáng tạo độc đáo về nội dung, về nghệ thuật. Tiếng thơ cũng như tiếng lòng của tác giả ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc
Một số mẫu kết bài tham khảo.
Kết bài cho bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).
Đọc Tây Tiến, cái ta cảm nhận được không chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hòa hoa, sự hy sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, vời bài thơ này, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ, trong đó có cả nhà thơ Quang Dũng hào hoa… Đúng như những vần thơ Giang Nam từng viết:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”.
Kết bài cho bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh).
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu:
“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ
Ta lớn lên rồi, thơ là người bạn, người yêu
Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái
Lúc chết đi rồi, kỷ niệm hóa lưu thơ”.
Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.
Kết bài cho tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
Viết về Người lái đò sông Đà, viết về một vùng quê hương Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động, ông lái đò càng anh dũng, ngoan cường trong công việc, ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác…
Kết bài cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, ta thấy không chỉ tố cáo bọn chúa đất chúa mường, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, gắn tình thương với đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Đó chính là sự diễn tả hợp lý những nghịch cảnh, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị, giúp nhà văn phần nào đạt đến cái gọi là “phép biện chứng tâm hồn”.
Kết bài cho truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Trên phông nền u ám của nạn đói, của cái chết, tiếng quạ kêu thê thiết với mùi đống dâm khét lẹt, Kim Lân vẫn pha vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc lứa đôi, lóe lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận hội. Thông qua tình huống dở khóc dở cười vô cùng trớ trêu đó, tác giả ngầm khẳng định một chân lý: “Sự sống nảy sinh từ trong lòng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng mà đây chỉ là những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh để có thể vượt qua những ranh giới ấy”.