Điển hình văn học

Điển hình văn học.

– Thuật ngữ điển hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Theo cách hiểu thông thường nhất thì điển hình là những nét tiêu biểu tập trung nhất của một kiểu loại nào đó. Nó là kiểu mẫu là cá thể mang tính trội. Điển hình văn học được hiểu là “những nét, những tính cách cơ bản nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất và nổi bật nhất trong đời sống xã hội được tập trung biểu hiện và nâng cao qua sự sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng chung quy nó vẫn là cuộc sống” (Trường Chinh).

– Từ đó, ta có thể định nghĩa rằng nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi bật, mang nét chung khái quát cho một loại kiểu nhân vật. Nhân vật được coi là điển hình nếu nó tiêu biểu đại diện cho nhiều người có cùng nét tính cách, cuộc đời, số phận giống nó. Ví dụ trong tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân trong xã hội đương thời, tiêu biểu cho những người như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo con…Xã hội xấu xa thối nát đã đẩy họ đến con đường bần cùng hóa và tha hóa, thậm chí đẩy họ đến cái chết.

– Đặc điểm của của nhân vật điển hình là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa khái quát và cá biệt. Nhân vật điển hình có vẻ riêng cụ thể để in sâu vào trí nhớ của người đọc.

Ví dụ: Chí Phèo là điển hình cho kiểu người bị xã hội phong kiến vùi dập. Tuy nhiên, Chí cũng vẫn giữ nét riêng độc đáo của mình như vẻ riêng về ngoại hình, những ước mơ bình dị, tình yêu với thị Nở

– Nhân vật điển hình thường xuất hiện trong hoàn cảnh điển hình.  Ví dụ như nhân vật Chí Phèo xuất hiện trong môi trường xã hội thực dân phong kiến Việt Nam 1930 -1945.

– Vai trò của nhân vật điển hình: Một tác phẩm thành công là một tác phẩm xây dựng được nhân vật điển hình, một tác giả xuất sắc là tác giả xây dựng được nhân vật điển hình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang