Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói: Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình.
1. Giải thích:
– “Thợ rèn”: người tạo tác từ những chất liệu cứng rắn thành những vật dụng hữu ích và chắc chắn.
“Thợ rèn số phận của chính mình”: là cách nói hình ảnh, nhằm khẳng định vai trò chủ động, quyết định của mỗi con người với vận mệnh của bản thân thông qua việc cố gắng, nỗ lực và rèn luyện.
2. Bàn luận:
– Con người có thể là “thợ rèn số phận của chính mình” vì cổ nhân có câu: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận”. Chính con người được phép lựa chọn cách mình suy nghĩ theo hướng tích cực hay tiêu cực, đúng đắn hay sai lầm, con người cũng là chủ thể của những hành động để tạo ra những đổi thay trong cuộc sống, chính những hành động lặp đi lặp lại đó của họ sẽ tạo nên tính cách và quyết định tới vận mệnh trong cuộc đời của họ.
– Để có thể trở thành “thợ rèn số phận của chính mình”, con người cần phải có ý thức và bản lĩnh, không phó mặc cho sự xô đẩy của hoàn cảnh, không đổ lỗi cho các yếu tố khách quan, học cách tự nhận trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách, những sai lầm, hạn chế của bản thân để nỗ lực vươn lên và rèn luyện.
– Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận sự tác động của các yếu tố khách quan tới số phận của mỗi con người, vấn đề là con người cần học cách thích nghi, khắc phục và chuyển hóa các yếu tố đó theo hướng tích cực.
3. Bài học nhận thức và hành động.
– Câu nói trên có tác dụng cổ vũ con người vươn lên kiến tạo cuộc đời mình, vượt qua nghịch cảnh của số phận; thức tỉnh trách nhiệm của con người với bản thân. Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó.
– Phê phán những người luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi cho khách quan, ngoại cảnh; ngợi ca những con người có kỷ luật và nghiêm khắc rèn luyện bản thân, chủ động kiến tạo vận mệnh cuộc đời mình.
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Nghị luận: Đừng đánh mất giá trị bản thân bằng cách cố chứng minh bạn là đúng khi đã sai lầm