cach-lam-bai-nghi-luan-xa-hoi-diem-cao

Hướng dẫn cách làm bài nghị luận xã hội ở trung học cơ sở điểm cao – Luyện thi tuyển sinh 10

Hướng dẫn cách làm bài nghị luận xã hội điểm cao

I. Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là đưa ra ý kiến để bàn bạc, bàn luận, đồng thời dùng lí lẽ và dẫn chứng để bày tỏ suy nghĩ, nhận thức, quan niệm… của người viết về một vấn đề phổ biến, tiêu biểu trong đòi sống xã hội. Hiểu một cách đơn giản bài văn nghị luận xã hội nhằm mục đích làm rõ một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội con người.

II. Các dạng nghị luận xã hội thường gặp.

1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Đề bài: Có quan niệm cho rằng: “Thanh niên, học sình phải biết nhuộm tóc, hút thuốc ỉả, uống rượu, vào các vũ trường… thế món là cách sổng “sành điệu’’ của tuổi trẻ thời nay”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên?
Đề bài: Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực học đường.
Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng lười đọc sách của giới trẻ.

2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Đề bài: Nêu một ngày ngắn hơn hai mươi bốn giờ…
Đề bài: Viết một bài văn với chủ đề “Hiểu cuộc sống, hiếu cha mẹ”
Đề bài: Viết một bài văn với chủ đề “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”
Đề bài: Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi. Hãy lấy “hỏi” làm chủ đề và viết một bài văn khoảng 800 chữ.
Đề bài: Lấy đôi vai làm chủ đề và viết một bài văn khoảng 800 chữ.

3. Nghị luận về một hoặc nhiều vấn đề mang ý nghĩa xã hội rút ra từ tác phẩm văn học.

Đề bài: Từ truyện ngắn Chiếc ỉá cuối cùng của O.Henri, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về lòng vị tha, nhân ái trong cuộc sống.
Đề bài: Từ truyện ngắn Lặng ỉẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hãy viết bài văn bàn về vấn đề “ý nghĩa đích thực của cuộc sống”.
Đề bài: Viết bài văn bàn về vấn đề rút ra từ bài thơ sau:

“Con thuyền đi qua
để lại sóng
đoàn tàu đi qua
để lại tiếng
đoàn người đi qua
để lại bóng
tôi không đi qua tôi
để lại gì?”

(Không đề – Văn Cao)

III. Cách làm bài văn nghị luận xã hội.

1. Các thao tác chính:

– Giải thích: Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… của một của một sự việc, hiện tượng.

– Phân tích: Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

– Chứng minh: Dùng lí lẽ, dẫn chứng xác thực, cụ thể đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy.

– Bình luận: Nhằm đề xuất và thuyết phục người tiếp nhận tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của bản thân, mở rộng bàn bạc thêm về vấn đề.

– Bác bỏ: Dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu ý kiến đúng của minh để thuyết phục người nghe, người đọc.

– So sánh: Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, tìm những nét giống nhau và khác nhau về chúng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.

* Yêu cầu

* Về độ dài: khoảng 400 – 500 từ (khoảng 1 trang giấy thi chuẩn).

* Về diễn đạt:

– Những ý tưởng cần được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, trong sáng; cần có chủ kiến.
– Lí lẽ, lập luận vững vàng nhưng không khô khan, câu văn cần linh hoạt, từ ngữ cũng nên có hình ảnh để tăng sức biểu cảm trong nghị luận; giọng điệu cần linh hoạt.
– Phải tránh kể lể dông dài, phải bày tỏ được một quan niệm hay đề xuất một giải pháp nào cụ thể, khả thi chứ đừng nói mơ hồ chung chung.

* Về luận điểm:

– Phải đúng đắn, phù hợp với lẽ phải, được số đông thừa nhận, xuất phát từ một chân lí hiển nhiên hoặc là phát ngôn của một danh nhân có uy tín, đạo đức.
– Phải tập trung, có định hướng. Mọi luận điểm đều hướng vào giải quyết vấn đề cần nghị luận, phải giải đáp được những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra, phải có tính khả dụng với thực tế.
– Phải mới mẻ và sáng tạo. Nên phát hiện những ý tưởng mới mẻ chưa ai đề xuất, không nên lặp lại giản đơn những điều đã biết.

* Về dẫn chứng:

– Bắt buộc phải có dẫn chứng dù không phải luận điểm nào cũng cần dẫn chứng.
– Cần cụ thể, chính xác (ai phát ngôn ý kiến, trích dẫn từ nguồn nào, lai lịch nhân vật được đưa ra làm mẫu…).
– Tránh kể lại dẫn chứng dông dài. Thứ tự cần tiến hành là: nêu ngắn gọn – phân tích – liên hệ gắn kết với đề – nhận thức.
– Tránh sử dụng dẫn chứng trong tác phẩm văn học viết ở phần Giải quyết vấn đề, nên sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

IV. Dàn bài cụ thể.

1. Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống:

  • Mở bài

– Dẫn dắt.
– Nêu vấn đề.
– Trích dẫn (trích dẫn nguyên văn với cấu nói, nhận định).

  • Thân bài:

– Biểu hiện của vấn đề.
– Nguyên nhân nảy sinh vấn đề.
– Tác hại (hoặc tác dụng) của vấn đề.
– Biện pháp hạn chế/phát huy vấn đề.
– Phê phán mặt tiêu cực/ngợi ca mặt tích cực.

  • Kết bài:

– Bài học nhận thức.
– Liên hệ bản thân.

2. Kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí:

  • Mở bài

– Dẫn dắt.
– Nêu vấn đề.
– Trích dẫn (trích dẫn nguyên văn với cấu nói, nhận định).

  • Thân bài:

* Giải thích:

+ Giải thích từ, cụm từ quan trọng (những từ có khả năng định hướng luận điểm) trong các vế. Nếu là một câu có nhiều ve, cần chú ý mối quan hệ giữa các vế, các câu để từ đó nhận ra nhận định muôn nói gì.

+ Giải thích ý nghĩa của cả câu để bật lên vấn đề cần nghị luận.

Trả lời câu hỏi:

+ “Ý kiến này bàn vấn đề gì?”
+ “Vì sao lại nói như vậy?
+ “Ý nghĩa của vấn đề này là gì?

* Chứng minh:

Trả lời câu hỏi “ý kiến này có những điểm nào hợp lí và chưa hợp lí?”, “Đúng/sai thế nào?”

– Luận điểm 1: lí lẽ + dẫn chứng
– Luận điểm 2: lí lẽ + dẫn chứng
– Luận điểm 3: lí lẽ + dẫn chứng

* Bình luận: trả lời những câu hỏi sau

– Cần phê phán/khen ngợi những biểu hiện nào ngược vấn đề?
– Cần mở rộng vấn đề ra những phạm vi nào?
– Cần làm những gì để thực hiện/hạn chế vấn đề?
– Phê phán mặt tiêu cực/ngợi ca mặt tích cực.

  • Kết bài:

– Bài học nhận thức
– Liên hệ bản thân

2. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề có ý nghĩa xã hội rút ra từ tác phẩm văn học:

  • Mở bài:

– Dẫn dắt.
– Nêu vấn đề.
– Trích dẫn (trích dẫn nguyên văn với cấu nói, nhận định).

  • Thân bài:

– Giải thích và nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
– Phân tích biểu hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
– Bàn luận vấn đề xã hội ấy đúng, sai thế nào?
– Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?
– Phê phán mặt tiêu cực/ngợi ca mặt tích cực.

  • Kết bài

– Bài học nhận thức
– Liên hệ bản thân

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

5 bình luận trong “Hướng dẫn cách làm bài nghị luận xã hội ở trung học cơ sở điểm cao – Luyện thi tuyển sinh 10”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang